Wifi là loại sóng radio dễ thay đổi. Bạn có thể đang tận hưởng tín hiệu Wifi mạnh mẽ, nhưng chỉ cần di chuyển một vài bước chân, mọi chuyện đã khác hẳn. Điện thoại bắt Wifi chập chờn hay Điện thoại bắt sóng wifi yếu là do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong bài viết này, 9mobi.vn sẽ chia sẻ cho bạn cách cải thiện tốc độ Wifi.
Hướng dẫn sửa lỗi Wifi điện thoại bị chập chờn
1. Tháo ốp điện thoại
Nhiều ốp điện thoại thực sự làm cho tín hiệu Wifi bị yếu đi, đặc biệt nếu chúng chứa kim loại, thường được dùng để làm giá đỡ. Để xem liệu ốp điện thoại có làm ảnh hưởng đến tín hiệu Wifi không, bạn download ứng dụng Speedtest của Ookla để kiểm tra tín hiệu Wifi khi tháo ốp, sau đó ở cùng một vị trí, bạn lắp ốp điện thoại trở lại và thực hiện bài test lần nữa. Nếu thấy sự khác biệt khi sử dụng và không sử dụng ốp, có lẽ bạn cần sắm ốp mới thay thế.
=> Link tải Speedtest cho Android
=> Link tải Speedtest cho iPhone
2. Khởi động lại điện thoại và thiết bị phát Wifi
Điện thoại của chúng ta như một chiếc máy tính thu nhỏ và giống máy tính, đôi khi bạn có thể khắc phục sự cố bằng cách khởi động lại điện thoại. Tắt nguồn điện thoại và chờ một vài phút, sau đó khởi động lại, đồng thời tắt/bật thiết bị phát Wifi và kiểm tra xem tín hiệu Wifi đã ổn định chưa.
3. Chọn nơi thích hợp để đặt router
Không phải tất cả mọi nơi đều là địa điểm trú chân phù hợp cho bộ định tuyến của bạn. Bạn nên tránh đặt router ở gần các đồ vật kim và thiết bị phát ra sóng điện từ. Kim loại là thủ phạm chính làm gián đoạn tín hiệu Wifi bên cạnh đó còn có thủy tinh, gỗ, nhựa..., nhưng mức độ ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn.
Nói đúng ra, tất cả các thiết bị gia dụng đều phát ra sóng điện từ ở một mức độ nào đó, thậm chí là bóng đèn huỳnh quang, cầu dao và dao cạo điện. Các nguồn phát sóng điện từ lớn nhất có xu hướng được tìm thấy trong nhà bếp và chúng bao gồm bếp, lò vi sóng và máy rửa chén. Một số thiết bị có vấn đề khác là máy giặt, máy sấy quần áo, tivi, điện thoại không dây và máy sưởi. Nếu bạn có bất kỳ thiết bị nào ở nhà, hãy để bộ định tuyến Wifi của bạn càng xa chúng càng tốt để tăng tín hiệu Wifi.
4. Cập nhật bộ định tuyến
Nếu bạn theo dõi tin tức, chắc hẳn bạn đã nghe về số vụ tấn công bằng phần mềm độc hại quy mô lớn gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và cá nhân hàng tỷ đô la mỗi năm. Nhiều cuộc tấn công sẽ không thể xảy ra nếu tất cả các bộ định tuyến được cập nhật liên tục. Khi phần mềm độc hại lây nhiễm vào bộ định tuyến, băng thông có thể bị đánh cắp và virus tự lây lan qua mạng đến các thiết bị khác.
Nhưng ngay cả khi không có sự hiện diện của phần mềm độc hại nguy hiểm, các bộ định tuyến với firmware cũ hoạt động kém hơn so với các bộ định tuyến được cập nhật đúng cách. Bạn truy cập trang web của nhà sản xuất để tải xuống tất cả các cập nhật và thay đổi bảo trì mới.
5. Thay ăng-ten của modem hoặc router
Nếu bạn không còn lựa chọn nào khác là phải đặt Modem hay router ở vị trí khó truyền tín hiệu, thì có thể thay ăng-ten mặc định của modem bằng ăng-ten mới để giúp tín hiệu Wifi truyền ra mạnh hơn và rộng hơn.
Bạn cần lựa chọn ăng-ten có độ lợi lớn hơn ăng-ten hiện tại. Độ lợi của hệ thống ăng-ten tùy theo bộ bức xạ đẳng hướng ở tần số vô tuyến được thể hiện bằng dBi hay decibel. Hầu hết các bộ định tuyến gia đình đều có ăng-ten nhỏ, độ lợi của chúng có xu hướng nằm trong khoảng 4-5 dBi. Thay thế ăng-ten như vậy bằng ăng-ten 9 dBi sẽ giúp tăng tín hiệu tuyệt vời hơn.
6. Mua Wifi Repeater/Booster/Extender
Mặc dù chúng được gọi bằng nhiều cái tên, nhưng Wifi Booster, Repeater và Extender về cơ bản là giống nhau. Wifi Repeater là thiết bị tương đối đơn giản, lấy tín hiệu hiện có từ bộ định tuyến Wifi của bạn và phát lại nó dưới dạng mạng mới. Mạng mới này chỉ là một phần mở rộng của mạng chính và tất cả dữ liệu đi qua mạng này cũng đi qua mạng chính.
Wifi Booster và Extender tương tự nhau, nhưng chúng cũng khuếch đại tín hiệu hiện có trước khi phát lại để tạo ra mạng thứ hai. Bởi vì Wifi Booster thường có phạm vi lớn hơn Wifi Repeater nên chúng giúp ích nhiều hơn trong các tình huống mà tín hiệu gốc rất yếu.
7. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ
Đôi khi các sự cố tín hiệu chập chờn có thể bắt nguồn từ nhà cung cấp dịch vụ mạng không dây của bạn, do đứt cáp quang. Trong trường hợp đó, bạn chỉ có thể ngồi chờ cho đến khi sự cố được xử lý.
Trên đây là một số cách khắc phục lỗi điện thoại bắt Wifi chập chờn. Bạn hãy thử áp dụng lần lượt từng cách và xem kết nối Wifi có ổn định hơn không nhé. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách tăng tốc Wifi dể Wifi hoạt động tốt hơn hiệu quả hơn.
APPS LIÊN QUAN