Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học số 27/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành và thay thế cho Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT kể từ ngày 28/8/2014, quy định về việc đánh giá học sinh tiểu học, phạm vi áp dụng: trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học. Mẫu nhận xét học sinh tiểu học theo thông tư 27 sẽ được 9mobi chia sẻ ngay sau đây.
- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học một cách kịp thời, hiệu quả.
- Các em học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá, tự học, tự điều chỉnh cách học sao cho phù hợp để tiến bộ.
- Cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của con em mình.
- Là cơ sở để cán bộ quản lí các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học/đánh giá, nhằm đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất.
- Đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của các em học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh, thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi. Cụ thể:
+ Phẩm chất chủ yếu: lòng yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Năng lực cốt lõi: Năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo), Năng lực đặc thù (ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất).
Một số phương pháp thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học gồm: Phương pháp quan sát, Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp kiểm tra viết.
1.1. Đối với học sinh có tiến bộ
Dưới đây là một số lời nhận xét các môn học theo Thông tư 27, mẫu đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của các em so với chuẩn kiến thức, thầy cô có thể tham khảo khi tiến hành nhận xét học sinh vào giữa kỳ, cuối kỳ và cho cả năm học.
* Môn Tiếng Việt:
- Đọc khá lưu loát,nắm vững kiến thức để áp dụng thực hành khá tốt. Biết dùng từ đặt câu
- Học có tiến bộ, viết câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình
- Chữ viết có tiến bộ, đọc lưu loát, diễn cảm
- Viết có tiến bộ, đã viết đúng độ cao con chữ
- Vốn từ phong phú, cần phát huy
* Môn Toán:
- Tính toán nhanh, thực hành thành thạo các bài tập
- Thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia, nắm chắc kiến thức đã học
- Tính toán nhanh, biết xác định đề
* Môn âm nhạc
- Thuộc lời ca, giai điệu.
- Hát hay, biểu diễn tự nhiên
- Có năng khiếu hát và biểu diễn
- Giọng hát khỏe, trong. Biểu diễn tự tin
* Môn Tự nhiên và Xã hội:
- Nắm được nội dung bài học, nhận biết được các loài vật dưới nước và trên bờ
- Biết vận dụng kiến thức đã học và thực hiện tốt
* Môn Đạo đức:
- Biết xử lý tình huống trong bài, biết vận dụng nội dung bài học vào cuộc sống
- Ngoan ngoãn, lễ phép, ứng xử tốt
- Nắm được hành vi đạo đức đã học và ứng dụng tốt trong thực tiễn
* Môn Thủ công/Kỹ thuật:
- Nắm chắc các quy trình gấp, cắt, dán giấy, có năng khiếu làm biển báo giao thông
- Có năng khiếu làm vòng đeo tay
- Khéo tay khi làm các sản phẩm thủ công
* Môn mỹ thuật:
- Có khiếu vẽ đẹp
- Năng khiếu nặn các con vật đẹp
- Trang trí đường diềm, tô màu đẹp
- Sáng tạo khi vẽ tranh, trang trí.
* Môn thể dục:
- Biết cách dàn hàng, thực hiện tốt các tư thế rèn luyện cơ bản.
- Thực hiện tốt các tư thế của chân và thân người khi tập rèn luyện tư thế cơ bản.
- Tích cực tham gia các trò chơi và chơi đúng luật.
- Sáng tạo, linh hoạt trong khi chơi trò chơi.
- Thuộc bài, thực hiện các động tác theo đúng nhịp hô.
Liên quan đến quá trình học tập của học sinh các cấp tại trường, nhiều trường hợp thầy cô, nhà trường, hội trưởng hội phụ huynh cần lập văn bản, phiếu để lấy ý kiến đánh giá của các phụ huynh trong lớp về một/nhiều vấn đề khác nhau. Để quá trình xin ý kiến diễn ra nhanh chóng, thầy cô có thể tham khảo, tải về các mẫu phiếu lấy ý kiến phụ huynh mới nhất và chỉnh sửa lại thông tin cho phù hợp.
1.2. Mẫu nhận xét đối với học sinh còn yếu kém
Đối với các em học sinh chưa đáp ứng được chuẩn kiến thức theo quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, thầy cô hãy dành những đánh giá, nhận xét động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng.
Ví dụ Những lời nhận xét hay của giáo viên tiểu học:
- Cần tích cực tham gia tập luyện cùng các bạn
- Tính toán nhanh, nhưng còn ẩu, cần tỉ mỉ hơn
- Đọc chưa lưu loát, chữ viết còn yếu, cần rèn nhiều hơn
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ còn yếu cần cố gắng hơn
* Nhận xét phẩm chất nhân ái:
- Biết yêu thương mọi người, yêu quê hương, nước
- Có tấm lòng nhân ái, biết giúp đỡ mọi người, chia sẻ công việc với các bạn trong lớp
- Ngoan ngoãn, nghe lời, biết chăm sóc và quan tâm đến mọi người
* Nhận xét phẩm chất chăm chỉ:
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, luôn tích cực học tập trên lớp
- Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân
- Biết nhận các công việc khi được phân công
- Biết bảo vệ mọi thứ trong lớp, trong trường
* Nhận xét phẩm chất trung thực, kỷ luật:
- Không nói dối, không nói sai về người khác
- Giữ lời hứa, nhường nhịn bạn
- Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập, chấp hành nội quy trường lớp
* Những năng lực chung:
- Biết nhận các công việc khi được phân công, tích cực tham gia dọn lớp, lau bảng
- Nhận làm việc vừa sức mình, biết tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác
- Có khả năng sử dụng từ ngữ tốt
- Nói mạch lạc các vấn đề
- Giao tiếp, hợp tác tốt với bạn
* Những năng lực đặc thù:
- Tự tin trình bày ý kiến của mình trước đám đông
- Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương
- Vận dụng tốt bảng cộng trừ vào thực hành
- Tiếp thu bài tốt, tính toán chính xác
- Em có kỹ năng giải quyết vấn đề bằng ngôn ngữ tốt
Trên đây là Mẫu nhận xét học sinh tiểu học theo thông tư 27 mới nhất, các bạn tải về để có thể sử dụng. Theo thông tư 27, giáo viên cần sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá để chỉ ra cho học sinh biết được điểm mạnh, điểm yếu và cách sửa chữa khuyết điểm kịp thời. Vào giữa học kỳ, cuối học kỳ I và cuối năm học, các thầy cô có thể căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên này để nhận xét kết quả học tập đối với từng môn học của các em học sinh.
Tương tự, bìa giáo án cũng là công cụ giúp cho giáo viên xây dựng, triển khai bài giảng một cách đẹp mắt, khoa học, giúp bài giảng trở lên ấn tượng hơn trong mắt người tham dự. Vì thế, để chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng cá nhân, thầy cô có thể tham khảo, tải về các mẫu bìa giáo án đẹp, chuyên nghiệp, dễ tùy chỉnh, tương thích với nhiều loại bản in dưới đây.
APPS LIÊN QUAN
Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 for Windows Phone
Game show truyền hình trên Windows Phone
Ai thông minh hơn học sinh lớp 5
Game truyền hình nổi tiếng trên Android
Flash Card: Bé nhận biết thế giới
Giúp bé nhận biết thế giới cho iPhone, iPad