Cách rút chân nhang bàn thờ, rút chân hương

Theo tâm linh, việc rút chân nhang bàn thờ gia tiên, thần tài là một nghi lễ quan trọng, quyết định trực tiếp đến may mắn, tài lộc của gia chủ trong suốt cả năm nên cần phải thực hiện trang nghiêm, khéo léo,... Nếu bạn chưa biết, nắm rõ các nghi lễ, quy trình bao sái, rút chân hương bàn thờ ngày tết thế nào thì bài viết dưới đây của 9mobi.vn sẽ rất hữu ích với bạn.
Mẹo hay sử dụng bàn phím Windows Phone 8 hiệu quả hơn
Top bài thơ hay về quê hương đất nước và con người Việt Nam
Lời bài hát Cầu Hôn
Hướng dẫn sử dụng Bitly rút gọn link trên điện thoại Android, iPhone
Cách rút gọn link miễn phí trên điện thoại đơn giản nhất
Rút, tỉa chân hương là nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, thường được thực hiện vào các ngày cuối năm, bắt đầu từ 23 tháng chạp. Việc dọn dẹp bàn thờ, thực hiện nghi lễ rút chân hương cần tỉ mỉ, tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc tâm linh của cha ông, không được tực hiện qua quýt, sơ sài.
 
Vậy nên rút chân nhang khi nào? Văn khấn rút chân hương, cách rút chân hương ra sao? Cùng 9mobi.vn tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây.
 
 
Hướng dẫn vệ sinh ban thờ, cách rút chân nhan bàn thờ, rút chân hương
 

Rút chân hương ban thờ: Văn khấn, nghi lễ cần thực hiện

1. Rút chân nhang khi nào? Nên thực hiện vào ngày nào

Việc rút chân nhang, bao sái bát hương cần thực hiện khi bát hương đã đầy chân nhang hoặc khi sắp đến ngày ông công, ông táo lên chầu trời. Một số gia đình mới chuyển đến nhà ở mới hoặc mới lập bát hương thần tài ở nơi kinh doanh, chân hương còn ít thì chỉ cần dọn dẹp bàn thờ mà không cần rút, tỉa chân nhang.
 
- Nên rút chân nhang vào ngày nào?
 
Thông thường, việc rút chân nhang được thực hiện vào ngày rằm tháng bảy hoặc vào cuối năm (sau lễ cúng ông Công, ông Táo 23 tháng chạp cho đến hết năm)
 

2. Có nên thường xuyên rút chân hương?

Bát nhang gia tiên, bát nhang là biểu tượng của tâm linh, là cầu nối để chúng ta kết nối với các đấng bề trên. Vào những ngày thường trong năm, chúng ta chỉ nên lau dọn ban thờ chứ tuyệt đối không nên xê dịch hoặc tùy ý rút chân nhang trên bát hương.
 
 
Vào những ngày rằm, mùng 1, chúng ta có thể lau dọn ban thờ chứ không nên tự động rút tỉa chân hương
 

3. Cách rút chân nhang bàn thờ

Dưới đây là cách rút chân nhang bàn thờ (rút chân hương bàn thờ) đúng cách mà bạn bắt buộc phải tuân thủ:
 
3.1. Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ trước khi làm lễ
 
- Lau dọn nhà cửa: Mở cửa hết các cửa phòng trong nhà cho có ánh nắng và không khí lưu thông, bật đèn điện cho sáng sủa.
 
Người lau dọn ban thờ: Bất kỳ ai cũng có thể lau dọn bàn thờ, nam/nữ đều được. Tuy nhiên, nữ giới đang đến ngày thì kiêng không được làm việc này.
 
- Dụng cụ, đồ vật lau dọn ban thờ:
 
+ Khăn mặt sạch chưa dùng vào bất cứ việc gì: 2 chiếc
 
+ Rượu gừng: Gừng rửa sạch, giã nát, cho vào bát rồi đổ ngập rượu trắng 30 phút trước khi thực hiện nghi lễ.
 
+ Nước hoa hồng vàng tiếp lộc: Mua 5 bông hoa hồng vàng, tách cánh, rửa sạch rồi cho vào bát, đổ nước ấm vào bát và ngâm 30 phút.
* Văn khấn lau dọn ban thờ
 
Trước khi lau dọn ban thờ gia tiên, ban thờ thần tài, ông địa, các bạn cần thắp hương và đọc bài khấn sau:
 
 
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ
 
* Cách lau dọn ban thờ đúng
 
+ Nên lau bát hương đầu tiên, khi lau thì tay trái giữ chặt, tay phải dùng khăn lau nhẹ nhàng, không nên xê dịch bát hương.
 
+ Lấy khăn sạch thấm vào bát rượu gừng rồi lau các đồ vật trên ban thờ. Tiếp đó lau lại bằng khăn khô
 
Nếu muốn vừa muốn tẩy uế ban thờ vừa muốn tiếp lộc thì bạn có thể thực hiện theo thứ tự như sau: Lau bằng rượu gừng=> lau khô lại bằng khăn sạch => lau nước hoa hồng tiếp lộc => lau lại với khăn khô.
 
3.2. Thủ tục rút chân hương
 
* Người thực hiện nghi lễ: Thường là chủ nhà nam, người có tâm trong việc chăm sóc, thờ cúng tổ tiên. Trang phục mặc nên là quần áo dài, lịch sự, trang nghiêm.
 
Lưu ý: Chủ nhà là nữ mà đang trong thời kỳ kinh nguyệt tuyệt đối không được làm việc này. Có thể nhờ cha mẹ, anh/chị làm hộ
 
* Văn khấn rút chân nhang
 
Trước khi rút chân hương, thắp 3 nén hương nói rõ nguyện vọng tân trạng, bao sái ban thờ, mong tổ tiên, bề trên tạm lánh để nghi lễ bao sái, rút chân hương dược thực hiện trong sự an khang, thanh tịnh
 
 
 
Bài văn khấn rút tỉa chân hương gia tiên, thần tài
 
* Cách rút tỉa chân hương bàn thờ gia tiên, thần tài
 
Xét một cách tổng quan, cách rút tỉa chân nhang bàn thờ gia tiên và cách rút tỉa chân nhang bàn thờ thần tài, ông địa khá giống nhau. Sau khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần thực hiện các bước sau:
 
- Chuẩn bị một chiếc bàn cao, trải lên đó một tấm vải đỏ hoặc vàng
 
- Dùng 2 tay hạ bát hương xuống, đặt lên bàn
 
- Lấy tay rút tỉa chân nhang từng cái một cho đến khi trên bát hương còn 3, 5 hoặc 9 cái thì dừng lại.
 
- Dùng thìa múc bớt tro trong bát hương, rồi dùng khăn thấm nước rượu gừng, nước hoa hồng lau sạch lại bát hương như hướng dẫn ở trên.
Trong trường hợp muốn thay tro mới trong bát hương, bạn cần lưu ý là lấy tro rơm sạch, không có uế tạp. Nếu không có tro, bạn có thể thay thế bằng cát hoặc gạo sạch. Việc thay thế tro mới là thay hoàn toàn 100% tro trong bát hương chứ không phải để lai 1/3 hay 1/4 tro trong bát hương như quan niệm của nhiều người.
 
- Dùng 2 tay đặt bát hương lại vị trí cũ. Chắp tay khấn bài khấn sau khi rút tỉa chân nhang theo hướng dẫn dưới đây. (Chân nhang sau khi rút ra bọc lại sau đó đem đi hóa, trải tro ra hồ nước sạch cho mát mẻ.)
 
 
 
Bài khấn sau khi rút tỉa chân nhang
 
4. Một vài điều cần lưu ý khi tỉa chân nhang, chân hương ngày tết cuối năm
 
- Một số gia đình mới chuyển đến nhà ở mới hoặc mới lập bát hương thần tài ở nơi kinh doanh, chân hương còn ít thì chỉ cần dọn dẹp bàn thờ mà không cần rút, tỉa chân nhang.
 
- Cách rút chân hương bàn thờ gia tiên, thần tài, ông địa theo cách trên khá phổ biến. Tuy nhiên, một vài nơi lại kiêng không xê dịch bát nhang, bát hương khi lau chùi, bao sái. Tùy theo quan niệm cá nhân và truyền thống gia đình mà bạn nên lựa chọn phương án rút, tỉa chân hương phù hợp với mình.
 
- Trong quá trình lau dọn, bao sái bát hương, không được đặt bát hương, đồ cúng ở nơi mất vệ sinh, ô uế
 
- Những gia đình sử dụng bát hương làm bằng đồng thì không nên lau bằng nước sạch mà nên dùng khăn ẩm thấm rượu gừng như trên để lau bát hương. Việc này vừa giúp tẩy uế bát hương, vừa giúp gia chủ tránh được tình trạng bị nấm mốc nơi bát hương gia tiên. Đối với nhữn gia đình sử dụng bát hương bằng sứ, trong quá trình dọn dẹp, lau chùi bát hương, bạn cần chú tâm làm việc, tránh tình trạng rơi, vỡ bát hương. (Đây là việc đại kỵ, tuyệt đối nên tránh)
 
- Sau khi tỉa chân hương, bao sái bàn thờ, các bạn có thể chuẩn bị lễ (bao gồm hương, hoa, trà, quả,...) để lễ tạ. Tuy nhiên, đây là tập tục của từng gia đình, không bắt buộc phải áp dụng.
 
Trên đây, 9mobi.vn đã giới thiệu cho bạn chi tiết cách rút chân nhang bàn thờ, cách rút chân hương ban thần tài. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã có thể tự tin rút, tỉa chân hương trên ban thờ nhà mình mà không lo sai lỗi hoặc đắc tội với bề trên.
Cách rút tiền mặt cho chủ xe Grab
Mẹo giúp soạn thảo văn bản nhanh hơn trên iPhone
Code game Cửu Âm Chân Kinh Mobile Gosu
Cách kéo dài chân bằng Snapseed
Vẽ chân dung từ ảnh thật trên điện thoại Android và iPhone

APPS LIÊN QUAN

ĐỌC NHIỀU