Khi tìm hiểu về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, không thể bỏ qua việc phân tích 8 câu thơ đầu bài Quê hương để cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của làng quê. Cùng với đó là tình cảm chứa chan, đậm đà của tác giả gửi gắm.
Với yêu cầu viết bài văn, viết đoạn văn cảm nhận 8 câu thơ đầu của bài quê hương thì đều cần lập dàn ý trước khi viết chi tiết:
1. Mở bài
Khái quát chung về tác giả, tác phẩm và giới thiệu về 8 câu thơ đầu của tác phẩm.
2. Thân bài
Phân tích lần lượt các câu thơ, cụ thể như sau:
* 2 câu thơ đầu: Lời giới thiệu về quê hương
- Hình ảnh làng quê cạnh biển
- Hình ảnh cuộc sống người dân mưu sinh, kiếm sống bằng nghề chài lưới
- Sử dụng phó từ "vốn", cùng với cụm danh từ "làm nghề chài lưới" => nghề chài lưới trở thành một nghề truyền thống làng quê, được những người dân vùng chài giữ gìn và tiếp nối.
=> Sự tự hào của tác giả khi nhắc đến làng quê vùng biển, nghề truyền thống của làng quê.
* 6 câu thơ tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền ra khơi
- Thời điểm: sớm mai "trời trong, gió nhẹ"
- Cảnh ra khơi:
+ Tác giả miêu tả hình ảnh con người, thuyền; sử dụng nghệ thuật so sánh, các hình ảnh so sánh, dùng các tính từ mạnh,...
Qua đó thể hiện được khung cảnh khỏe khoắn, mạnh mẽ - hình ảnh của những người lao động của làng quê ven biển và tâm thế chủ động của họ.
+ Cánh buồm: biểu tượng linh hồn làng quê.
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp bức tranh lao động trong 8 câu thơ đầu, trong bài thơ và tài năng của tác giả.
Quê hương - hai tiếng gọi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc đến ai cũng bồi hồi xúc động nhớ về, đặc biệt là với những người con xa xứ. Nhắc đến quê hương là nhắc đến dòng sông xanh ngát, cánh đồng lúa trải rộng mênh mông, mái đình làng cuối xóm hay những người con người thôn quê chất phác, hồn hậu,...Có biết bao bài thơ, lời hát viết về quê hương gây xúc động lòng người, nhưng có lẽ với tôi, bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là tác phẩm hay và ấn tượng nhất.
Bài thơ được viết vào năm 1939, trong nỗi nhớ da diết của tác giả khi đang học ở một thành phố khác. Đến với một thành phố hoa lệ với rực rỡ ánh đèn, nơi mà con người thường chạy theo những nỗi lo toan, bon chen trong cuộc sống
..... (Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.
Bài văn mẫu Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận hay, ngắn gọn - Ngữ văn 11 cũng được 9mobi.vn tổng hợp. Các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo để có thể phân tích bài dễ dàng, đầy đủ ý nhé.
..... (Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.
Trên thi đàn thơ Mới giai đoạn 1932-1941, có thể Tế Hanh không có được sự nổi tiếng mãnh liệt và "lạ lẫm" giống như cái nồng nàn, đắm say của Xuân Diệu, cái điên cuồng, kỳ dị của Hàn Mặc Tử, hay cái cảm xúc "điêu tàn", cuồng loạn của Chế Lan Viên... Thế nhưng, sau những nhà thơ ấy, người ta lại gọi tên Tế Hanh đầu tiên, bởi thơ ông mang đến cho độc giả những cảm giác rất khác, rất mới bởi sự "mộc mạc chân thành", cái chất "trong trẻo và giản dị như một dòng sông" luôn trải đều trong suốt cuộc đời làm thơ của mình.
Với nhan đề "Quê hương" Tế Hanh đã bộc lộ gần như đầy đủ chủ đề chính của tác phẩm, ông viết về quê hương của mình, miền đất mà tác giả hằng gắn bó yêu thương với những cảm xúc giản dị, mộc mạc.
..... (Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Có thể nói, quê hương là một trong những đề tài lớn mà nhiều văn nhân, thi nhân hướng đến. Mỗi tác phẩm viết về quê hương được sáng tạo đều mang những dáng dấp riêng, linh hồn riêng để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Với "Quê hương" của Tế Hanh, ta thật xúc động với những vần thơ đầy tha thiết của tác giả dành cho quê nhà khi tác giả đang học tập ở một thành phố xa quê. Đọc 8 câu đầu bài thơ, ta như được bước vào một miền quê xứ sở, nơi có biển xanh, cắt trắng, nắng vàng, có những người dân vùng chài rất đỗi chất phác, hồn hậu.
"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
..... (Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.
"Quê hương" là bông hoa đẹp nhất trong vườn "Hoa niên" của Tế Hanh. Thể thơ 8 tiếng, chất thơ trong, giọng thơ đầm ấm, hình tượng thơ khỏe khoắn, gần gũi là ấn tượng sâu sắc của chúng ta khi đọc thi phẩm này.
Tám câu thơ đầu nói về cảnh sắc và sức sống lao động của quê nhà. Ánh sáng của đất trời, ánh sáng của tâm hồn như đã tắm hồng cảnh sắc quê hương. Hai tiếng "làng tôi" đầy mến thương cất lên. Đó là tiếng lòng của đứa con xa nhà nói về đất mẹ quê cha:
"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"
..... (Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.
Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Trong số đó, gây ấn tượng bởi sự gần gũi, mộc mạc, bài "Quê hương" của Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới.
..... (Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.
Quê hương - hai tiếng gọi giản dị và thân thương nhưng chứa đựng biết bao tình cảm, cũng chính là đề tài được các thi sĩ khai thác rất nhiều trong thơ văn. Tế Hanh - người con của làng chài Quảng Ngãi bày tỏ nỗi lòng với làng chài ven biển một cách rất đặc biệt.
"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."
Quê ông không phải là một miền trung du với những rặng chè ngút ngàn tầm mắt, không phải là nơi phố thị với những tòa nhà cao tầng đồ sộ. Quê ông chỉ là một miền quê làng chài ven biển, nhưng ông tự hào biết bao về làng quê của mình.
..... (Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.
Có thể thấy, quê hương luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca, thông qua thể hiện được tình cảm, nỗi niềm, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước. Việc phân tích 8 câu thơ đầu bài Quê hương đã giúp ta hiểu hơn về Tế Hanh, về tình cảm ông dành cho nơi chôn rau cắt rốn cũng như tài năng của ông.
APPS LIÊN QUAN
Dragon Medical Mobile Recorder for iPhone
Phân tích giọng nói trên iPhone