Tiêu điểm

Cách sửa lỗi iTunes không nhận iPhone hiệu quả nhấtCách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, Realme

Phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi hay nhất, ngắn gọn

Trần Văn Việt - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Bạch Đằng hải khẩu nằm trong tập thơ "Ức Trai thi tập" có 105 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, là một tác phẩm đặc sắc mà nhiều người biết đến. Phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi để hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật dùng trong tác phẩm này.
Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Phân tích Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng ngắn gọn, hay nhất
Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ngắn gọn, top bài hay nhất
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất

Bài phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm và tài năng tài hoa của tác giả. Thông qua đó, bạn đọc cũng nắm được cách lập dàn ý, phân tích các tác phẩm văn học.

phan tich bach dang hai khau cua nguyen trai hay nhat ngan gon

Phân tích, đánh giá Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi

 


I. Dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi

Để bài phân tích đúng, đủ ý, không bị trùng lặp hay thiếu sót thì bạn cần lập dàn ý chi tiết trước khi viết bài.

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm cần phân tích

2. Thân bài

Phân tích, đánh giá các vấn đề sau đây:

* Thứ nhất, cảm hứng chủ đạo và mạch cảm xúc của tác phẩm

- Cảm hứng chủ đạo: tình yêu đất nước và niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

- Mạch cảm xúc: đi từ tự hào đến trăn trở, bâng khuâng.

* Thứ hai, sự phát triển của hình tượng chính và tính độc đáo của ngôn ngữ

(1) Niềm tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông

a. Không gian rộng lớn, kì vĩ của sông Bạch Đằng:

- Sử dụng hình ảnh thơ gợi hình, gắn liền với thiên nhiên: "gió bấc", "khí", "cửa biển".

- "Gió bấc thổi trên biển, khí nổi cuồn cuộn":

+ "Gió bấc": từ chỉ thời gian mùa đông.

+ Từ láy "cuồn cuộn" diễn tả chuyển động mạnh mẽ của gió, lớp này nối tiếp lớp khác.

=> Câu thơ diễn tả cảnh biển dữ dội, hùng vĩ.

- Đối lập với sự mênh mông, rộng lớn của biển là hình ảnh cánh buồm nhẹ nhàng lướt qua cửa biển Bạch Đằng. Câu thơ "Kinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng" mang nét thơ mộng, trữ tình với hình ảnh cánh "cánh buồm thơ" và từ ngữ "nhẹ giương".

b. Dấu ấn lịch sử trên con sông Bạch Đằng:

- Núi, sông, bờ bãi hiện lên thông qua các hình ảnh: "cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ", "núi uốn lượn quanh co", "bờ xếp chồng lởm chởm", "cây giáo bị chìm", "chiếc kích bị gãy".

=> Từ những hình ảnh trên cho thấy địa thế hiểm trở của biển Bạch Đằng.

"Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,/ Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng":

+ "Cá sấu", "cá kình" ẩn dụ cho quân xâm lược kết hợp với từ "bị chặt", "bị mổ" đã diễn tả sự thất bại của quân giặc.

+ Từ "lởm chởm" diễn tả có nhiều mũi nhọn đâm lên, xếp chồng lên nhau. Bờ bãi kéo dài như giáo gươm của giặc bị dân ta đánh chìm, chất đống mà thành.

=> Cửa biển Bạch Đằng mang nét đẹp hùng vĩ, là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc.

c. Chiến tích của các vị anh hùng dân tộc trên sông Bạch Đằng:

- Câu thơ "Quan hà bách nhị do thiên thiết":

+ Tác giả dẫn chữ trong "Sử kí" của Tư Mã Thiên nhằm khẳng định sự tài ba, mưu lược của các vị anh hùng khi đã biết dựa vào địa hình núi sông hiểm trở để lập nên kì tích lớn.

- "Hào kiệt công danh thử địa tằng": câu thơ nhắc đến các anh hùng dân tộc từng lập nên kì tích trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền đuổi đánh quân Nam Hán năm 938 và cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1288 của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

=> Niềm tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

(2) Suy ngẫm của tác giả về lịch sử

- "Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ":

+ "Ôi" là từ cảm thán diễn tả sự tiếc nuối của tác giả khi nhìn lại những việc đã qua.

- "Lâm lưu phủ cảnh ý nan thăng": đứng trước khung cảnh thiên nhiên nơi cửa biển Bạch Đằng, tác giả suy tư về việc cũ, về những chiến công hiển hách của anh hùng mà lòng bâng khuâng, không thể diễn tả hết bằng lời.

* Thứ ba, đánh giá về tác phẩm

(1) Nội dung

- Thể hiện niềm tự hào của tác giả về con sông Bạch Đằng - nơi lưu dấu nhiều chiến tích vang dội của cha ông.

- Ca ngợi những vị anh hùng dân tộc đã có công với đất nước.

(2) Nghệ thuật

- Phép đối, phép đảo đặc sắc.

- Từ ngữ giàu sức gợi hình.

3. Kết bài

Khái quát, khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

 

II. Bài mẫu phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi

 

1. Mẫu Phân tích, đánh giá Bạch Đằng hải khẩu số 1

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà thơ lớn mà còn là vị anh hùng, là bậc nhân tài đóng góp nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đến nay, các sáng tác của ông vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến "Bạch Đằng hải khẩu". Qua bài thơ, nhà thơ đã giúp người đọc có những hình dung rõ hơn về con sông Bạch Đằng lịch sử lưu danh tới muôn đời sau.

Trước hết, mở đầu thi phẩm là cảnh tượng:

"Sóc phong xuy hải khí lăng lăng,

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng."

"Sóc phong" là gió bấc mùa đông thổi trên biển, khí thế cuồn cuộn, mạnh mẽ. Nó khiến cho sóng biển cũng không hiền dịu mà nổi lên từng đợt sóng dâng cao, nối tiếp nhau hết lớp này đến lớp khác.

..... (Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

Các bài văn mẫu Phân tích Người ở bến sông Châu ngắn gọn, top bài văn mẫu siêu hay, Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu, Phân tích Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng cũng được tổng hợp trên trang 9mobi.vn, các em cùng tham khảo để học tốt môn Ngữ văn, trau dồi kỹ năng làm văn phân tích nhé. 

phan tich bach dang hai khau cua nguyen trai

Phân tích bài thơ Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi ngắn gọn

 

2. Mẫu Phân tích Bạch Đằng hải khẩu số 2

Sông Bạch Đằng là dòng sông đã đi vào huyền thoại, dòng sông của lịch sử, của thi ca. Đây là nơi đã diễn ra rất nhiều trận đánh quan trọng trong hành trình bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, thật không quá bất ngờ khi bạn đọc dễ dàng bắt gặp các tác phẩm lấy đề tài về sông Bạch Đằng. Một số sáng tác tiêu biểu phải kể đến: "Bạch Đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, "Bạch Đằng giang" của Lê Thánh Tông,... Trong đó có cả "Bạch Đằng hải khẩu". Đây là tác phẩm rất hay, do nhà thơ, người anh hùng Nguyễn Trãi sáng tác.

Nguyễn Trãi là một nhà văn hóa kiệt xuất và lỗi lạc. Gia tài sáng tác của ông rất đồ sộ với các tác phẩm viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. "Bạch Đằng hải khẩu" được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú với bốn phần đề, thực, luận, kết.

..... (Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

3. Mẫu Phân tích Bạch Đằng hải khẩu số 3

Nguyễn Trãi được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới bởi tài năng thiên phú cùng những đóng góp lớn lao. Là một nhà văn hóa kiệt xuất và lỗi lạc, những trang văn của ông đã góp phần tô đậm lịch sử hào hùng, vẻ vang của đất nước. Bài "Bạch Đằng hải khẩu" ("Cửa biển Bạch Đằng") đã thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với chiến công lịch sử và các vị anh hùng xưa.

Trong sáu dòng đầu tiên, thi nhân bộc lộ sự tự hào về mảnh đất chiến địa, từng lưu dấu nhiều chiến công hiển hách của cha ông. Ở hai câu đầu, không gian rộng lớn, kì vĩ của dòng sông Bạch Đằng được khắc họa...

..... (Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

4. Mẫu Phân tích Bạch Đằng hải khẩu số 4

Nhà thơ Nguyễn Trãi đến cửa biển Bạch Đằng thi hứng trào dâng, ông đã sáng tác bài thơ "Bạch Đằng hải khẩu" (Cửa biển Bạch Đằng) với hào khí ngùn ngụt.

Sức hấp dẫn của "Cửa biển Bạch Đằng" trước tiên là ở không gian, sông rộng, cửa biển mở ra bát ngát, gió biển lùa vào cửa sông, sóng lớn. Nhà thơ dong buồm dạo chơi trên cửa sông Bạch Đằng:

"Biển rung gió bấc thế bừng bừng

Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Đằng."

Hình ảnh cánh buồm của nhà thơ kéo lên là nét cuối cùng hoàn mỹ bức tranh "Cửa biển Bạch Đằng". Cảnh vừa hùng vĩ với núi non, sông nước, cửa biển, vừa thơ mộng với hình ảnh mong manh của cánh buồm trước gió. Nhà thơ không nói lộ ra như Cao Bá Quát "núi non đã kỳ tuyệt, lại thêm ta đến đây", nhưng từng chi tiết, từng hình ảnh thơ khiến cho người đọc nghĩ đến lời của họ Cao.

..... (Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

5. Mẫu Phân tích Bạch Đằng hải khẩu số 5

Bài thơ "Bạch Đằng hải khẩu" rút trong tập thơ "ức Trai thi tập" hiện có 105 bài thơ chữ Hán. Trong "Nguyễn Trãi toàn tập" học giả Đào Duy Anh xếp bài thơ này vào số 45/105 bài.

Bạch Đằng được biết đến là dòng sông lịch sử oai hùng. Năm 938 Ngô Quyền chém đầu tướng Hoàng Thao tiêu diệt quân Nam Hán xâm lược. Năm 981 Lê Hoàn đánh bại giặc Tông. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn đại phá giặc Nguyên Mông bắt sống ồ Mã Nhi.

Bài thơ "Cửa biển Bạch Đằng" ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ là mồ chôn quân xâm lược. Nhìn dòng sông, Nguyễn Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, tự hào về anh hùng hào kiệt, rồi lòng man mác bâng khuâng.

..... (Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc. Thông qua đó, bạn đọc có thể nắm được các yêu cầu khi viết bài phân tích tác phẩm khác.

https://9mobi.vn/phan-tich-bach-dang-hai-khau-cua-nguyen-trai-31983n.aspx

Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận hay, ngắn gọn
Phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh ngắn gọn, top bài văn mẫu siêu hay
Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích tình huống truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • phan tich bach dang hai khau cua nguyen trai

  • phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi
  • phân tích Bạch Đằng hải khẩu
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.