Tiêu điểm

Cách sửa lỗi iTunes không nhận iPhone hiệu quả nhấtCách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, Realme

Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất

Trần Văn Việt - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Nguyễn Trãi có nhiều bài thơ đặc sắc, nổi tiếng, được nhiều người tìm đọc, trong đó có bài thơ Ngôn chí. Theo đó, bài thơ nằm trong tập Quốc âm thi tập. Hãy cùng chúng tôi phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi để hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi hay nhất, ngắn gọn
Phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Phân tích Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng ngắn gọn, hay nhất
Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ngắn gọn, top bài hay nhất
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất

Dưới đây là dàn ý cũng như một số bài mẫu phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi mà 9mobi.vn tổng hợp và chia sẻ tới bạn đọc. Các bạn tham khảo cách viết, vận dụng, lên ý tưởng cho bài của mình.

phan tich ngon chi bai 3 cua nguyen trai ngan gon hay nhat

Phân tích, đánh giá Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi

 


I. Dàn ý phân tích Ngôn chí, bài 3

Để việc phân tích bài thơ được hoàn chỉnh, đầy đủ các nội dung, mạch lạc rõ ràng thì cần lên dàn ý chi tiết như sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm phân tích.

2. Thân bài

2.1. Phân tích

a. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên

- Các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên: "am trúc hiên mai", "nước", "ao", "nguyệt", "đất cày", "hoa", "đêm tuyết".

- Không gian sống yên bình, thanh tĩnh với hình ảnh của mái hiên và cây mai.

=> Không gian tách hẳn sự ồn ào, xô bồ của thế giới náo nhiệt bên ngoài.

- Khung cảnh nên thơ của thế giới tự nhiên:

+ "nguyệt": trong thơ ca cổ, ánh trăng thường gợi ra vẻ nên thơ, trữ tình, là nguồn cảm hứng bất tận để lòng người bật ra ý thơ. Câu thơ "nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt": bóng trăng in xuống mặt nước trong xanh.

+ "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa": đất đã được cày cuốc, vun xới và phơi nắng nên rất khô, tơi, bở. Đây là môi trường sống thuận lợi của cỏ cây. Đất ươm mầm những loài hoa và giúp hoa tỏa hương thơm ngát.

=> Gợi ra sự tốt tươi, trù phú của vạn vật.

=> Thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống, vừa yên bình vừa thơ mộng, trữ tình.

b. Tâm trạng của nhân vật trữ tình

- Hài lòng, mãn nguyện với cuộc sống hiện tại:

+ "Am trúc hiên mai ngày tháng qua": ngày qua ngày an yên ở nơi quê nhà.

+ "Thị phi nào đến cõi yên hà": những đàm tiếu, dị nghị của thiên hạ không thể đến được chốn ở của nhà thơ. => Nhà thơ sống ở chốn thanh tĩnh, cách xa cuộc sống xô bồ, bỏ lại bên ngoài những thứ thị phi, đúng sai, phải trái của người đời.

+ "Cơm ăn dầu có dưa muối;/ Áo mặc nài chi gấm là.": hài lòng với cuộc sống giản đơn, không màng đến vinh hoa phú quý.

- Thong thả, nhàn nhã:

+ "Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt": Đây là lối nói ẩn dụ, nước giữ gìn sự thanh khiết để thưởng thức ánh trăng cũng như con người giữ gìn sự liêm khiết và cốt cách cao cả.

+ "Đất cày ngõ ải, lảnh ương hoa": hoạt động cày cuốc, trồng trọt.

- Thăng hoa, lãng mạn:

+ "Trong khi hứng động vừa đêm tuyết": Cảm hứng được khơi dậy vào đêm tuyết.

+ "Ngâm được câu thần dặng dặng ca": cảm xúc tràn đầy, cất tiếng ngâm ca.

2.2. Đánh giá

a. Nội dung

- Thông qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp tư tưởng, tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi. Đó chính là tình yêu thiên nhiên sâu sắc và cốt cách cao đẹp.

b. Nghệ thuật

- Sử dụng câu lục xen lẫn câu thất ở dòng thứ ba, tư.

- Hình ảnh thơ ước lệ, giản dị, gần gũi.

- Ngôn ngữ mộc mạc, mang giọng điệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày.

3. Kết bài

- Khẳng định giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả.

Noi dung chinh bai Ngon chi bai 3 hay ngan gon nhat

Phân tích bài thơ Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi

 

II. Bài văn mẫu phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi

Dưới đây là một số bài mẫu mà bạn đọc có thể tham khảo, lấy ý tưởng để phân tích bài thơ Ngôn chí của Nguyễn Trãi.

 

1. Bài mẫu phân tích, đánh giá Ngôn chí, bài 3 số 1

Nguyễn Trãi không chỉ là nhà văn hóa lớn mà còn là nhà thơ đại tài của dân tộc. Ông đã được UNESCO vinh danh là Danh nhân văn hóa thế giới bởi những đóng góp to lớn của mình. Tập "Quốc âm thi tập" do ông sáng tác bằng chữ Nôm đã đánh dấu sự hình thành cho thơ ca tiếng Việt, một trong số đó là "Ngôn chí" (bài 3). Đây là tác phẩm có ý nghĩa quan trọng, thể hiện được nhân cách, tư tưởng cao cả, tốt đẹp của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Trước hết, nổi bật trong văn bản là vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Các hình ảnh gắn liền với thiên nhiên có thể kể đến trong tác phẩm là "am trúc hiên mai", "nước", "ao", "nguyệt", "đất cày", "hoa", "đêm tuyết". Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được không gian sống yên bình, thanh tĩnh qua hình ảnh mái hiên và cây mai.

..... (Còn nữa)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

Bảo kính cảnh giới, bài 43 cũng là một tác phẩm thơ hay của nhà thơ Nguyễn Trãi, các em cùng phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 để có thể hiểu hơn về tác phẩm này nhé. 

 

2. Bài mẫu phân tích Ngôn chí, bài 3 số 2

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn hóa lớn mà còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu cho sáng tác đó phải kể đến bài "Ngôn chí" (bài 3). Bài thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của thi sĩ qua cuộc sống thường nhật.

"Ngôn chí" chính là bài thơ trong chùm thơ gồm 21 bài trong tập "Quốc âm thi tập". Nhan đề "Ngôn chí" không giới hạn "nói chí" trong phạm vi hẹp mà còn hàm chứa cả chí lẫn tình. Và bài thơ được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn, đây cũng là sự phá cách trong thể thơ của Ức Trai.

Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã đã nói đến ba vấn đề trong cuộc sống của mình đó là nơi ở:

"Am trúc hiên mai ngày tháng qua.

Thị phi nào đến cõi yên hà. "

..... (Còn nữa)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

3. Bài mẫu phân tích Ngôn chí, bài 3 số 3

Nhắc đến những nhà thơ lớn của dân tộc sẽ thật thiếu sót khi bỏ qua cái tên Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã để lại cho đời nhiều tác phẩm cả chữ Hán và chữ Nôm có giá trị lớn. Thơ của ông có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Trong đó, nổi bật là "Ngôn chí" (bài 3). Bài thơ đã giúp người đọc có những cảm nhận rõ nét về bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình. Qua đó, tác giả gửi gắm những suy tư, quan niệm sống của chính mình.

Ở những câu thơ đầu ta cảm nhận được vẻ đẹp của thi nhân qua cuộc sống thường nhật. Hai câu thơ như mở ra trước người đọc hình dung khung cảnh rừng trúc rộng lớn.

..... (Còn nữa)

>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

https://9mobi.vn/phan-tich-ngon-chi-bai-3-cua-nguyen-trai-31984n.aspx
Thông qua việc Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi, bạn đọc có thể cảm nhận rõ hơn nội dung của bài thơ này, và tài năng của Nguyễn Trãi. Hy vọng những bài mẫu nêu trên sẽ là tài liệu, gợi ý hữu ích cho bạn khi phân tích Ngôn chí nói riêng hay các tác phẩm khác nói chung.

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận hay, ngắn gọn
Phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh ngắn gọn, top bài văn mẫu siêu hay
Mẫu bài thuyết trình về trại 26/3 hay ngắn gọn nhất
Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • phan tich ngon chi bai 3 tac gia nguyen trai

  • phân tích Ngôn chí bài 3 của Nguyễn Trãi
  • phân tích bài thơ Ngôn chí bài 3
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.