Cách tính diện tích hình nón được áp dụng trong thực tế rất nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội thất. Bài viết dưới đây của 9mobi.vn sẽ giúp bạn ôn lại công thức hình học này. Có khá nhiều đồ vật khiến bạn liên tưởng đến hình nón như chiếc nón lá Việt Nam, mũ sinh nhật, đèn thả trần, chiếc thí rót rươu,... Vậy cách tính diện tích hình nón như thế nào?
Tính diện tích xung quanh hình nón, diện tích toàn phần
Để tính diện tích hình nón, trước hết các bạn cần xác định bài toán yêu cầu tính diện tích xung quanh hay diện tích toàn phần.
Sxq: Diện tích xung quanh là diện tích các mặt xung quanh, không bao gồm đáy.
Stp: Diện tích toàn phần là diện tích bao quanh toàn bộ hình nón, nó gồm diện tích xung quanh và diện tích đáy tròn phía dưới.
+ Công thức tính diện tích xung quanh: Sxq = π.r.l
Sxq: Diện tích xung quanh
π là hằng số (π = 3,14)
l là độ dài của đường sinh (là đường thẳng khi chuyển động tròn tạo nên mặt xung quanh hình nón)
+ Công thức tính diện tích toàn phần: Stp = Sxq + S đáy = π.r.l + π.r2 = π.r (l + r)
Sxq: Diện tích xung quanh
Stp: Diện tích toàn phần
π là hằng số (π = 3,14)
l là độ dài của đường sinh
r là bán kính đáy
Như vậy để tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình nón, các bạn cần biết độ dài của đường sinh và bán kính đáy. Sau đó áp dụng công thức tính trên để có kết quả chính xác.
+ Các tính diện tích hình nón cụt: Hình nón cụt là hình có 2 đáy là 2 hình tròn có bán kính khác nhau. Từ hình nón, khi dùng một mặt phẳng song song với đáy cắt ngang sẽ được hình nón cụt.
- Sxq = π.(r1 + r2).l
- Stp = Sxq + S đáy1 + S đáy2 = π.(r1 + r2).l + π.r12 + π.r22
Trong đó, (r1 + r2) là bán kính 2 đáy, l là độ dài đường sinh.
Các bạn ứng dụng công thức tính diện tích hình nón vào bài tập sau: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình nón có đường sinh 10cm, bán kính 5cm.
Giải:
Các bạn vẽ hình nón có đường sinh 10cm, bán kính 5cm (áp dụng định lý Pitago để tính ra đường cao). Trong bài này a chọn l là đường sinh, h là đường cao, r là bán kinh, trọng tâm đáy là O, đỉnh của hình nón là A, đỉnh còn lại của tam giác vuông OAC là C.
Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần ta sẽ có:
a) Diện tích xung quanh của hình nón là: Sxq = π.r.l = 5 x 10 x π = 50π (cm2)
b) Diện tích toàn phần của hình nón là: Stp = Sxq + S đáy = π.r (l + r)= 5π x (10 + 5) = 75π (cm2)
Cách dựng hình nón: Vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau sao cho đoạn AO dài 10cm, từ tâm O lấy về 2 phía mỗi đoạn 5cm. Sau đó nối từ đỉnh A xuống C và A xuống C. Cuối cùng là vẽ cung tròn tạo thành mặt đáy. Lưu ý phần cung tròn phía trong phải để nét đứt để tạo không gian của hình nón.
Trên đây là cách tính diện tích hình nón và ví dụ minh họa cụ thể sẽ giúp các bạn giải các bài tập hình học. Ngoài ra nếu muốn củng cố thêm các kiến thức hình học khác như cách tính diện tích hình ngũ giác, hình tròn, hình vuông, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của 9mobi.vn.
Tương tự như thế, cách tính diện tích hình chóp đều có công thức, các bạn áp dụng nhớ và áp dụng công thức là có thể tính được diện tích hình chóp dễ dàng.
APPS LIÊN QUAN
Chiếc nón kỳ diệu for Windows Phone
Game chiếc nón kỳ diệu trên Windows Phone