Chuỗi siêu dữ liệu hay còn gọi DRM, viết tắt của Digital Rights Management (biện pháp quản lý bản quyền nội dung số) được thiết kế để đảm bảo độ xác thực ứng dụng trên Play Store hoặc các nguồn được phê duyệt khác.
Tuy nhiên mục đích của gã khổng lồ tìm kiếm nhằm cải thiện tính bảo mật cho nền tảng Android bằng cách sàng lọc các ứng dụng gian lận hoặc phần mềm độc hại khó có thể cài đặt trên Play Store.
Siêu dữ liệu được áp dụng cho tất cả ứng dụng của các nhà phát triển sử dụng APK Signature Scheme mới nhất và Android sẽ yêu cầu dữ liệu phải có mặt trong tất cả các ứng dụng đã cài đặt. Theo Google, điều này nhằm mục đích để xác thực các ứng dụng, ngay cả khi đó là các ứng dụng trên nguồn khác, cũng như thêm các ứng dụng vào thư viện ứng dụng người dùng, nghĩa là các bản cập nhật sau có thể đến từ nguồn chính thức.
Với thay đổi này người dùng Android có thể yên tâm các ứng dụng mà họ cài đặt đã được Google sign. Mặc dù hầu hết người dùng có thể tải xuống ứng dụng từ Play Store, nếu chưa kho ứng dụng trên thiết bị, bạn tài và cài đặt Google Play APK, tuy nhiên trong các khu vực có kết nối dữ liệu hạn chế, người dùng có thể chuyển qua các kênh không chính thức như các cổng ngang hàng. Điều này nhằm ngăn chặn các ứng dụng độc hại được thiết kế để bắt chước phần mềm phổ biến và thu thập dữ liệu người dùng.
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế đáng kể. Siêu dữ liệu cung cấp thêm quyền kiểm soát cho nhà phát triển về cách và thời điểm ứng dụng của họ được sử dụng. Chẳng hạn việc thay đổi chuỗi siêu dữ liệu có thể buộc người dùng cập nhật phiên bản mới nhất.
APPS LIÊN QUAN
Google Play Services cho Android
Dịch vụ ứng dụng của Google
Google Play Newsstand cho Android
Trình đọc báo Google cho Android