Phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh ngắn gọn, top bài văn mẫu siêu hay

Trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, đề tài hậu chiến đã trở nên rất quen thuộc với các độc giả. Nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ về bức tranh hiện thực cuộc sống thông qua tác phẩm Người ở bến sông Châu. Cùng chúng tôi phân tích Người ở bến sông Châu để hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong Người ở bến sông Châu
Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ngắn gọn, top bài hay nhất
Phân tích tình huống truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất
Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích một tác phẩm ở cả mặt nội dung và nghệ thuật để hiểu rõ hơn thông điệp muốn truyền tải, qua đó thấy được tài năng của chính tác giả. Bạn đọc cùng 9mobi.vn phân tích Người ở bến sông Châu của nhà văn Sương Nguyệt Minh thông qua bài viết sau đây.

Phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh

 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
3. Bài mẫu số 3.
4. Bài mẫu số 4.
5. Bài mẫu số 5.
6. Bài mẫu số 6.


I. Dàn ý bài Phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh

Dàn ý đóng vai trò quan trọng trong việc định hình bài viết, giúp bạn bám sát các nội dung quan trọng khi phân tích tác phẩm. Bài Người ở bến sông Châu cần đảm bảo các nội dung sau đây.

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

2. Thân bài

Phần thân bài này cần đảm bảo phân tích 3 nội dung:

- Nội dung chính và chủ đề của truyện

- Phân tích văn bản

- Đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện.

Cụ thể:

2.1. Nội dung chính và chủ đề truyện: Nói về hoàn cảnh, số phận của những con người bước ra từ chiến tranh.

2.2. Phân tích văn bản

=> Nói về số phận của con người sau chiến tranh và vẻ đẹp tâm hồn của họ.

a. Số phận

* Bất hạnh, phải chịu nỗi đau thể xác

- Do hậu quả của chiến tranh, dì Mây bị "mảnh đạn phạt một chân".

- Lúc trước khi ra trận, dì Mây có mái tóc rất đẹp, đen óng ả. Sau khi trở về, tóc dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa.

=> Chiến tranh tàn phá sức khỏe của con người, để lại những nỗi đau dai dẳng.

* Tình yêu chia ly, tan vỡ

- Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.

- Biết được tin người mình từng yêu đi lấy vợ, dì Mây xót xa, tâm trí đặt ở bên nhà chú San. Dù rất yêu chú San nhưng dì May vẫn kiên quyết đoạn tình để chú về với vợ.

=> Tình huống trớ trêu, éo le giữa San và Mây cũng chính là hiện thực khốc liệt sau khi chiến tranh qua đi. Chiến tranh gây ra biết bao sự hiểu lầm không đáng có, là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia lìa đôi lứa.

- Mặc dù biết được tình cảm của chú Quang dành cho mình nhưng dì Mây tự ti về bản thân và quyết định không đáp trả.

=> Những khiếm khuyết trên cơ thể mà chiến tranh để lại khiến con người ta không dám đi tìm hạnh phúc của riêng mình.

* Gia đình chia lìa

- Thím Ba đun te vướng bom bi nên qua đời. Thằng Cún mất mẹ, trở thành trẻ mồ côi.

b. Vẻ đẹp của con người

Thể hiện ở phẩm chất, tính cách:

- Chung thủy: Dù phải tạm rời xa tình yêu của mình là chú San để lên đường làm y sĩ Trường Sơn nhưng dì Mây vẫn luôn mang theo hình bóng của chú, "trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".

- Kiên quyết, dứt khoát.

+ Thái độ của dì Mây vô cùng kiên quyết, dứt khoát. Dẫu lòng yêu San tha thiết nhưng dì Mây nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị "Mây! Chúng ta sẽ làm lại".

+ Dì Mây nhận phần thiệt về mình, khuyên chú San trở về với vợ, sống cho hạnh phúc.

- Nghị lực sống phi thường, vượt lên hoàn cảnh:

+ Mất một chân, dì vẫn chống nạng, giúp ông chèo đò.

+ Vẫn tiếp tục sống sau cú sốc đau đớn về tinh thần.

- Tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương:

+ Dì Mây không lấy tiền đò của lũ trẻ học cấp ba.

+ Những đêm mưa, đường đá khấp khểnh, dì vẫn miệt mài đến nhà khám bệnh cho mọi người. Khi ông trạm xá nói sẽ rải đá mạt cho dì Mây đi xe đạp, dì nói "Trạm xá còn thiếu thuốc". => Dì Mây rất giàu đức hi sinh.

+ Dì Mây sẵn sàng giúp vợ chú San vượt cạn. Ở trong hoàn cảnh của dì, việc đó không hề dễ dàng nhưng dì vẫn ân cần giúp đỡ.

+ Dì Mây sẵn sàng nhận nuôi con của thím Ba và yêu thương nó như con đẻ của mình.

=> Dì Mây hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp, vừa kiên cường, mạnh mẽ, vừa bao dung, vị tha.

2.3. Đánh giá

* Nội dung

- Tác phẩm cho thấy nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh.

- Gửi gắm thông điệp về lòng biết ơn với những thế hệ đi trước và tình yêu thương với mọi người.

* Nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

- Tình huống truyện độc đáo, lôi cuốn người đọc.

3. Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa về giá trị của tác phẩm.

 

II. Bài văn Phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh hay nhất

 

1. Bài mẫu Phân tích, đánh giá Người ở bến sông Châu số 1

Sương Nguyệt Minh là một nhà văn quân đội, đến với sự nghiệp văn chương khá muộn. Tiêu biểu cho sáng tác của ông phải kể đến truyện "Người ở bến sông Châu". Tác phẩm đã tái hiện chân thực cuộc sống và số phận con người hậu chiến tranh, đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật dì Mây - một người phụ nữ thủy chung, nhân hậu.

Cứ tưởng rằng sau chiến tranh, con người sẽ được hạnh phúc trọn vẹn nhất. Thế nhưng, sau khi được hưởng tự do, vẫn có những nỗi đau đớn về thể xác và cả tinh thần hiện hữu trong cuộc sống. Câu chuyện về cuộc đời và số phận của dì Mây đã cho người đọc có cái nhìn sâu sắc về con người thời hậu chiến.

.....(Còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

Các em cùng xem thêm nhiều bài văn mẫu khác như Phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, Phân tích Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng ngắn gọn, hay nhất để có thể học tốt Ngữ văn 10, làm bài văn dễ dàng.

 

2. Bài mẫu Phân tích Người ở bến sông Châu chuẩn số 2

Khi nhắc đến chiến tranh, người ta vẫn thường mường tượng đến cảnh chiến trường khốc liệt với mưa bom bão đạn, sự hy sinh anh dũng của biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Thế nhưng, những hậu quả mà chiến tranh để lại còn đau đớn, xót xa hơn biết bao nhiêu. Sau khi trận chiến kết thúc, trả về cho cuộc đời những con người với những chấn thương cả về thể xác và tâm hồn. Để hiểu rõ hơn về số phận của con người thời hậu chiến phải nhắc đến tác phẩm "Người ở bến sông Châu" của tác giả Sương Nguyệt Minh.

Truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" được viết vào tháng 6 năm 1997, khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến tranh kết thúc nhưng con người vẫn phải gánh chịu những đau thương cả về thể xác và tâm hồn.

.....(Còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

3. Bài mẫu Phân tích Người ở bến sông Châu hay nhất số 3

 

Đề tài hậu chiến đã không còn là đề tài xa lạ trong nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Là một nhà văn quân đội, tác giả Sương Nguyệt Minh đã đem đến cho bạn đọc những góc nhìn mới về hiện thực cuộc sống sau chiến tranh qua truyện ngắn "Người ở bến sông Châu". Tác phẩm đã thể hiện một cách đầy chân thực hoàn cảnh và số phận của con người kể từ khi đất nước thống nhất.

Là một y sĩ Trường Sơn, dì Mây trở về với cơ thể khiếm khuyết. Người ta bảo nhau rằng "cô y sĩ Trường Sơn bị mảnh đạn phạt một chân"

.....(Còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

Phân tích tác phẩm Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh hay nhất

 

4. Bài mẫu Phân tích Người ở bến sông Châu siêu hay số 4

Qua truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của tác giả Sương Nguyệt Minh ta thấy được hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm....

.....(Còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

5. Bài mẫu Phân tích Người ở bến sông Châu hay số 5

Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã là ngọn lựa hun đúc nên biết bao thế hệ anh hùng, đồng thời cũng trở thành một trong những đề tài văn học, nghệ thuật hấp dẫn và nhiều cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.

Nhân vật Dì Mây trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng là một trong những nhân vật bộc lộ được bản chất người lính đã trải qua cuộc chiến tranh, thấy được sự hy sinh mất mát, và nỗi đau khôn cùng của người phụ nữ Việt Nam.

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của một người phụ nữ đẹp nhưng lại có số phận đau thương, vây hãm cả đời...

.....(Còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

6. Bài mẫu Phân tích Người ở bến sông Châu số 6

Nhà phê bình văn học nổi tiếng Belinski từng tâm đắc: "Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật, đó là một định lý". Những người nghệ sĩ đã tìm ra cái hay, cái đẹp của văn học, phản ánh hiện thực và đời sống con người nghe như đơn giản nhưng thật ra là phức tạp và đa chiều vô cùng. Trên hành trình khám phá và sáng tạo nghệ thuật, sứ mệnh của mỗi nhà văn là phát hiện được cái đẹp ở bề sâu cuộc sống.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh thực sự đã hoàn thành sứ mệnh ấy với hình ảnh nhân vật dì Mây - một người phụ nữ giàu đức hi sinh nhưng không cam chịu và nhu nhược trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu"

.....(Còn nữa)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY.

Như vậy, thông qua những bài mẫu phân tích Người ở bến sông Châu, chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống của người dân sau cuộc chiến tranh. Qua đó thể hiện được tình cảm, tấm lòng của tác giả đối với thân phận những người phụ nữ.

Phân tích Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng ngắn gọn, hay nhất
Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận hay, ngắn gọn
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Bài văn Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù

APPS LIÊN QUAN

ĐỌC NHIỀU