Tiêu điểm

Cách sửa lỗi iTunes không nhận iPhone hiệu quả nhấtCách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, Realme

Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Lê Mạnh Dũng - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Thông qua bài dàn ý và văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, các em học sinh nhanh chóng hoàn thiện được bài văn của mình cũng như củng cố được kiến thức về tác phẩm văn học Làng của Kim Lân, kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm.
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Tên bài viết: Em hãy phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

phan tich nhan vat ong hai trong truyen ngan lang cua kim lan

Dàn bài và văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân

 

I. Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Dàn ý phân tích ông Hai trong Làng của Kim Lân tương tự như các bài phân tích khác cũng gồm 3 phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó có giới thiệu được tác giả, tác phẩm, phân tích nhân vật ông Hai xuyên suốt truyện ngắn cũng như đúc kết lại.

I. Mở bài

Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng

+ Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông

Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng truyện ngắn xuất sắc Kim Lân

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai

- Nhân vật ông Hai người nông dân yêu, tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu

+ Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người

- Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian ... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

phan tich nhan vat ong hai trong truyen ngan lang cua kim lan 2

Dàn ý chi tiết suy nghĩ về nhân vật ông Hai

 

II. Bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của nhà văn Kim Lân ngắn gọn

 

1. Bài văn mẫu 1

Bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn làng của Kim Lân dưới đây đã phân tích đã được các ý như phân tích nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc, phân tích nhân vật ông Hai trong cuộc trò chuyện với con.

Bài làm

Hình ảnh người nông dân từ lâu đã đi vào nền văn học dân tộc, nó trở thành đề tài, khơi nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu người nghệ sĩ. Nếu như trước cách mạng tháng tám, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu quẩn quanh trong cái đói, cái nghèo qua truyện ngắn "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố; hình ảnh Chí Phèo tha hóa, biến chất từ người lương thiện trở thành thằng côn đồ, lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao ... thì sau cách mạng, nhà văn Kim Lân cũng góp một hình ảnh người nông dân vào trong đề tài ấy với thiên truyện ngắn mang tên: "Làng" (1948).

Thế nhưng, Kim Lân không khai thác cái nghèo, cái đói, sự tha hóa về nhân tính, nhân hình của họ giống như các nhà văn trước đó, mà ông lại đi vào diễn tả sự hòa quyện giữa tình yêu làng và tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân. Điều đó, được Kim Lân thể hiện rất thành công qua hình tượng nhân vật ông Hai, để rồi từ đó ông Hai trở thành bức tượng đài biểu tượng cho người nông dân trong thời đại mới - thời đại cách mạng và kháng chiến.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

2. Bài văn mẫu 2

Làng là truyện ngắn của tác giả Kim Lân được viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong tác phẩm, nhà văn đã làm nổi bật được tinh thần yêu nước và yêu làng của người nông dân. Các em có thể tham khảo bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân để hiểu rõ hơn.

Bài làm

Kim Lân, ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm từ trước và Cánh mạng thang tám 1945 kiệt xuất. Ông đã xây dựng nên những người nông dân yêu nước chân thật và giản dị. Trong đó có ông Hai thu. Ông đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai để rồi nói lên niềm tậm sự của mình theo tác phẩm "Làng" về cảnh người dân tản cư trong khán chiến chống Pháp, dù đó là những "đồng chí" rứt ruột ra đi từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn của mình. Từ đó ông đã hóa than thành ônh Hai một cách thực sự.

Khi nhắc tới người nông dân Việt Nam thì ai cũng có thể liên tưởng đến sự cực khổ tận cùng dưới ách bóc lột của thực dân, song song với đó là lòng yêu sâu sắc, khắc vào tâm trí họ. Thật vậy, ông Hai là một người rất yêu nước, đặc biệt là yêu cái làng. Ông luôn nhớ về cái làng như "con nít nhớ cà rem", "cây kem nhớ tủ lạnh". Nhớ về những lúc cùng thanh niên làm việc "cùng hát hỏng, hông phèng, cùng đào, cùng cuốc, mê man suốt ngày". Ông tự nghĩ một mình rồi tự vui một mình, tự "thấy mình trẻ ra", "thấy náo nức hẳn lên". Tuy đã được tản cư vào khu yên ổn, không bom, khong mìn,nhưng ông vẫn canh cánh trong lòng, lo lắng, "không biết cái chòi gác ỡ đầu làngđã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn khướt lắm". Ông buồn, buòn hẳn đi, có lẽ ông tự trách mình không trẻ được để ỡ lại chống giặc như các anh các chị thanh niên. ... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

phan tich nhan vat ong hai trong truyen ngan lang cua kim lan 3

Bài văn mẫu phân tích tình yêu làng của ông Hai

 

3. Bài văn mẫu 3

Thông qua bài văn mẫu phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng dưới đây, các em sẽ hiểu và cảm nhận được tình yêu nước, yêu làng đặc biệt của người dân lao động.

Bài làm

Khắc họa hình ảnh những người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà văn Kim Lân đã thể hiện thật rõ nét hình tượng đó qua nhân vật ông Hai qua tác phẩm Làng. Truyện ngắn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một nông dân chất phát, yêu mến và gắn bó với quê hương bằng một tình yêu tha thiết

Tác phẩm ra đời từ năm 1948, bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông Hai trong tác phẩm là một người nông dân người làng chợ Dầu, cùng gia đình đi tản cư để phục vụ kháng chiến như thế. Mặc dù phải rời xa quê hương nhưng ông luôn trăn trở, nhớ nhung về cái làng của mình với bao sự lưu luyến

Tình yêu của ông đối với cái làng Chợ Dầu được thể hiện bằng việc ông hay say mê kể về cái Làng của mình. Trước cuộc kháng chiến ông khoe về cái dinh phần của viên quản đốc làng ông: "Chết! Chết!, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ của cụ thượng làng tôi".... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

4. Bài văn mẫu 4

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng là một trong những bài văn hay nhất về phân tích ông Hai trong truyện ngắn Làng. Các em cùng tham khảo.

Bài làm

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về mảng đề tài cuộc sống của con người ở nông thôn thôn Việt Nam. Theo Nguyên Hồng thì đó là một nhà văn "1 lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống, con người ở thôn quê. Nhà văn Kim Lân đã viết thành công tác phẩm Làng ở giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc về những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đặt biệt là nhân vật ông Hai với tình yêu làng và tình yêu nước sâu sắc.

Làng là một tác phẩm ra đời vào đầu những năm kháng chiến chống Pháp. Chuyện có kết thúc đơn giản, xoay quanh nhân vật ông Hai với những tình cảm của ông về làng Chợ Dầu của mình. Ông Hai đã trở thành một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, mỗi khi kể về làng của ông, ông chỉ khoe và tự hào về cái sinh phần ở cuối làng của Viên Thống Đốc làng mình cho dù chính bản thân ông và nhiều người đã phải khổ tâm về cái sinh phần ấy.... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

5. Bài văn mẫu 5

Bài văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh muốn học tốt văn mà còn dành cho các thầy cô. Thông qua bài văn mẫu này, các thầy cô có thể giảng dạy cho các học sinh của mình dễ hiểu hơn.

Bài làm

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện "Làng" được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai người làng chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

 

6. Bài văn mẫu 6

Tài liệu văn mẫu Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng này cũng giúp các em học sinh có thêm nhiều ý tưởng và làm bài hoàn chỉnh, tránh thiếu sót ý chính về phân tích nhân vật ông Hai.

Bài làm

"Làng" của nhà văn Kim Lân là một truyện ngắn đặc sắc về chủ đề tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm - ông Hai - chẳng những là một người nông dân chất phác, hồn hậu như bao người nông dân khác mà còn là một người có tình yêu làng quê, đất nước thật đặc biệt.

Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của nhân dân ông Hai là người dân làng Chợ Dầu nhưng để phục vụ kháng chiến ông cùng gia đình tản cư đến một nơi khác. Chính tại nơi đây ông luôn trăn trở về cái làng thân yêu của mình với bao tình cảm, suy nghĩ vô cùng cảm động... (còn tiếp)

Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY

https://9mobi.vn/phan-tich-nhan-vat-ong-hai-trong-truyen-ngan-lang-cua-kim-lan-26843n.aspx
Thông qua phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, các em sẽ thấy rõ được tình yêu nước của dân tộc ta trong thời chiến tranh. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm các bài văn phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, bài văn mẫu phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, bài văn mẫu phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc ... để hiểu thêm ý nghĩa cũng như làm bài văn tốt và hay hơn.

Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Bài văn Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Văn mẫu tả Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • phan tich nhan vat ong hai trong truyen ngan lang cua kim lan phan tich nhan vat ong Hai trong truyen ngan lang cua nha van Kim lan ngan gon

  • phan tich tinh yeu lang cua ong Hai
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.