Kinh nghiệm mua iPhone 6 cũ

Bạn đang có ý định mua iPhone 6 cũ với mức giá phải chăng nhưng lại có ít nghiệm về dòng thiết bị này cũng như lo ngại mua phải hàng kém chất lượng. Giải pháp cho bạn lúc này là bài viết dưới đây với kinh nghiệm mua iPhone 6 cũ chất lượng và đảm bảo nhất nhé
Kinh nghiệm mua iPhone 6 Plus và 6S Plus cũ
Kinh nghiệm mua iPhone X cũ
Kinh nghiệm mua iPhone 6S cũ
Kinh nghiệm mua iPhone 7 cũ
Kinh nghiệm mua iPhone 8 cũ

iPhone luôn là dòng smartphone thu hút được một lượng lớn người dùng và iPhone 6 là một trong số đó với nhiều tính năng vượt trội. Tuy nhiên việc bỏ ra một khoản tiền lớn để sở hữu một chiếc iPhone 6 mới không phải là điều dễ dàng nhất là những người có kinh tế không mấy dư dả. Tuy nhiên, để mua một chiếc iPhone 6 cũ thì bạn lại hoàn toàn có thể làm được. Bằng bài viết ngay sau đây, 9mobi sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra iPhone 6 cũ nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sử dụng hoàn toàn tương tự như máy mới

 

CHIA SẺ KINH NGHIỆM MUA IPHONE 6 CŨ

1. Hình thức tổng thể

Do là hàng cũ, đã qua sử dụng nên những chiếc iPhone 6 trên thị trường có rất nhiều loại hàng đã bị thay vỏ cũng như đã bị mở ra để sửa chữa, thay thế linh kiện. Các tính năng của chúng vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng hình thức bên ngoài lại có những khiếm khuyết lộ ra. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra thật kĩ hình thức bên ngoài và lưu ý những điểm sau đây:

- Nhìn kĩ mặt trước, sau và trái, phải xem có bị xước quá nhiều không, có vết sứt, lồi lõm không.
- Kiểm tra màn hình mặt kính xem có bị nứt hay vỡ không, vỏ ngoài khung viền có bị méo không..
- Kiểm tra nút Home, âm lượng, nguồn, chuyển chế độ rung hoặc chuông.
- Cắm sạc và tai nghe xem máy có nhận không.

2. Kiểm tra mã sản phẩm

Dù chọn mua bất kì phiên bản nào các bạn cũng cần kiểm tra xuất xứ iPhone, mã sản phẩm. Kiểm tra mã sản phẩm iPhone cũng tương tự như chúng ta thực hiện xem thông tin iPhone để biết được ung lượng, phiên bản hệ điều hành, địa chỉ Wifi, số seri... và Kiểu máy tiết lộ cho chúng ta biết iPhone đó được sản xuất cho thị trường nào. Khi đó, từ giao diện sử dụng của iPhone/ iPad, các bạn truy cập vào Settings (Cài đặt) >General (Cài đặt chung) >About (Giới thiệu) và tìm tới dòng Model (Kiểu máy).

Ví dụ như hình trong bài kiểu máy iPhone của mình là MG472KH/A . Bạn chỉ cần quan tâm đến 2 ký tự cuối là KH (bỏ qua /A vì một số máy sẽ không có ký tự này). Với ký hiệu KH thì mặc định các bạn sẽ hiểu đó là phiên bản được phân phối tại thị trường Hàn Quốc.

Cùng với đó, tại đây bạn đọc còn có thể kiểm tra dãy số IMEI xem có khớp với thông tin mà người bán đưa ra hay không. Việc check IMEI cũng khá đơn giản và nếu như bạn đọc còn khá bỡ ngỡ thì bài viết hướng dẫn cách xem IMEI iPhone 6 trước đó chúng tôi đã chia sẽ giúp bạn thực hiện điều này.

3. Kiểm tra iCloud ẩn

Kiểm tra iCloud ẩn là công đoạn khá quan trọng nhất là khi người dùng mua iPhone cũ. Máy chứa iCloud ẩn là máy đã có người dùng trước đó khoá tài khoản (do bị đánh cắp hoặc thất lạc) nhằm tránh mất dữ liệu cá nhân.

Bằng thủ thuật, giới kinh doanh iPhone cũ có thể khiến máy khoá tài khoản bị "ẩn" iCloud để có thể sử dụng bình thường và qua mặt khách hàng thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, loại máy này không thể cập nhật phần mềm hay sao lưu, khôi phục dữ liệu... vì dính tài khoản cũ từng bị khoá. Để kiểm tra iCloud ẩn, mời bạn đọc tham khảo bài viết hướng dẫn kiểm tra iCloud ẩn trên iPhone, iPad mà trước đó chúng tôi đã chia sẻ để hiểu rõ hơn nhé.

4. Kiểm tra màn hình

Một chiếc iPhone cũ nguyên bản sẽ có màn hình được gắn rất chặt với phần khung viền, chúng tạo thành một khối rất chắc chắn. Nếu máy có hiện tượng ọp ẹp, màn hình bị vênh lên, hay có vết keo dán xung quanh viền thì đó có thể là một chiếc máy đã bị thay màn hình hoặc bị thay vỏ.

5. Kiểm tra Loa, mic, camera và các phím vật lý

Các bạn hãy cần thận với những máy iPhone cũ nhưng lại có vỏ đẹp không tỳ vết, các chân kết nối sạc - tai nghe vẫn còn sáng bóng chưa có dấu hiệu sử dụng vì rất có thể đó là hàng đã được thay vỏ - tân trang lại. Cách đơn giản hơn là bạn có thể thử bật một bài nhạc, liên tục tăng giảm âm lượng bằng phím cứng bên hông máy hay thử gọi cho ai đó và kiểm tra âm thanh cuộc gọi cả hai chiều. Tiếp đến, hãy chụp một vài bức ảnh bằng camera trước lẫn sau, sau đó quay video khoảng 1 phút để kiểm tra độ ổn định của cụm camera. Kiểm tra khả năng lấy nét của camera bằng cách chạm vào một điểm bất kỳ trên màn hình. Khi đó, máy có camera tốt sẽ lấy nét nhanh, rõ điểm đã chọn và thay đổi mức sáng tương ứng.

Ngoài ra, bạn còn có những điểm nhận biết thêm sau:

- Máy zin sẽ có đèn Flash được làm hơi thấp hơn so với phần vỏ. Còn máy thay vỏ thì sẽ có đèn flash bằng với bề mặt của vỏ.
- Phím volume của máy zin sẽ được làm nổi lên so với phần viền. Còn máy đã thay vỏ thì phím volume sẽ được làm bằng với bề mặt viền.
- Thông tin được in ở phía dưới mặt sau của máy zin sẽ có nét chữ thanh mảnh và cực kì sắc nét. Còn đối với máy thay vỏ thì sẽ có nét mực hơi dày và nét chữ không được sắc nét.
- Đối với máy zin, phiên bản màu đen sẽ có phím Home được làm màu đen cùng màu với vỏ. Còn đối với các phiên bản màu còn lại thì phim home là màu trắng và viền vòng tròn xung quanh phím home sẽ phải cùng màu với màu sắc của vỏ.

6. Kiểm tra kĩ tính năng Touch ID

Gần đây, những sản phẩm iPhone bị mất vân tay xuất hiện nhiều trên thị trường Việt Nam với mức giá khá rẻ. Một tính năng có thể không quan trọng đối với nhiều người nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy hiểm. Phần lớn đây là những sản phẩm đã qua sửa chữa, thay thế linh kiện... do đó chất lượng không hề được đảm bảo. Vì vậy, cảm biến vân tay là tính năng bạn cần phải kiểm tra thật kĩ càng cũng như không nên ham rẻ mà mua những sản phẩm iPhone bị mất vân tay.

Nếu gặp trường hợp Touch ID bị lỗi, bạn tham khảo các phương án sửa lỗi Touch ID xem có thành công không nhé, nếu các phương án này không thành công thì bạn sẽ cần phải mang ra các trung tâm để sửa lỗi Touch ID trên iPhone của mình.

7. Pin

Đây là phần quan trọng và khó kiểm tra nhất trên iPhone cũ. Người dùng có thể vào Settings (Cài đặt) > Battery (Pin) và nhìn vào thống kê về pin. Nếu thời gian chờ từ 7-8 tiếng, pin của máy nằm ở mức bình thường. Tuy nhiên, người bán vẫn có thể thay pin mới cho máy và những loại pin này cũng dễ đánh lừa iOS để hiển thị thơi lượng pin chờ cao. Hãy cảnh giác với những máy sụt pin nhanh khi chỉ mới trải nghiệm vài thao tác đơn giản.

8. Phụ kiện

Tuỳ từng nơi bán mà bạn sẽ được tặng kèm hay là phải mua thêm phụ kiện. Nhưng dù sao bạn cũng cần phải biết cách kiểm tra để mua được bộ phụ kiện (sạc, cáp) có chất lượng đảm bảo để không làm ảnh hưởng tới chất lượng máy cũng như tránh khả năng cháy nổ rất nguy hiểm.

Trên đây là kinh nghiệm mua iPhone 6 cũ cũng như từng bước chi tiết để bạn có thể chọn mua cho mình một sản phẩm iPhone 6 cũ nguyên bản và chất lượng đảm bảo. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu và mua hàng ở những nơi có thương hiệu uy tín cũng như chế độ bảo hành tốt để yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.

Đồng thời, với người dùng mua iPhone 6 cũ và trước đó sử dụng thiết bị Android thì việc sao chép, chuyển danh bạ từ thiết bị cũ sang cũng khá quan trọng. Bằng bài viết hướng dẫn sao chép danh bạ từ Android sang iPhone trước đó, bạn đọc có thể thực hiện theo các bước mà chúng tôi chia sẻ để lấy lại được đầy đủ danh bạ của mình nhé.

Một điều mà nếu như bạn đã quyết định mua iPhone 6 cũ không thể bỏ qua, tuy nhiên các bạn sẽ không thể bỏ qua vấn đề thay màn hình iPhone 6 khi có dấu hiệu hư hại hay vỡ màn hình thiết bị. Và với bài viết thay màn hình iPhone 6 cần những gì, các bạn sẽ có cho mình những lời giải đáp về vấn đề thay thế màn hình iPhone 6 này.

Kinh nghiệm mua iPhone 5S cũ
Kinh nghiệm mua điện thoại cũ, xách tay, lock
Có nên mua iPhone 6 cũ, Like new
Check imei iPhone 6 khi mua máy cũ như thế nào?
Apple ngừng bán các phiên bản iPhone Gold đời trước

APPS LIÊN QUAN

ĐỌC NHIỀU