Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1, các em sẽ được học một bài thơ hay của nữ sĩ Xuân Hương, đó chính là Tự tình, cùng Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương để hiểu sâu sắc hơn bi kịch của người phụ nữ mang thân phận làm lẽ trong xã hội phong kiến xưa.
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất
Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
5 bài văn mẫu phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc
Văn mẫu Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử
Phân tích Bài ca ngất ngưởng

Đề bài: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

Mục Lục bài viết:

1. Phân tích bài thơ Tự tình, mẫu số 1

2. Phân tích bài thơ Tự tình, mẫu số 2

3. Phân tích bài thơ Tự tình, mẫu số 3

4. Phân tích bài thơ Tự tình, mẫu số 4

5. Phân tích bài thơ Tự tình, mẫu số 5

 

1. Phân tích bài thơ Tự tình, bài mẫu số 1:

Tự tình là nỗi buồn, nỗi cô đơn trống trải của người phụ nữ yêu đời, khát khao hạnh phúc nhưng lại gặp cảnh ngộ éo le, dang dở.

Bài làm:

Trong hệ thống những bài thơ mang chứa tâm sự của Hồ Xuân Hương, "Tự tình" là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện nỗi buồn, nỗi cô đơn thấm thía của người yêu đời, tràn đầy sức sống nhưng gặp cảnh ngộ éo le, một con người luôn khao khát tình yêu nhưng chỉ gặp toàn dang dở, bất hạnh. Đó còn là sự bất hạnh của một mơ ước không thành.

Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió (nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX), Hồ Xuân Hương là người chứng kiến và phần nào chịu ảnh hưởng cái không khí sôi sục của phong trào quần chúng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Không khí ấy tác động đến tâm hồn vốn thông minh và giàu lòng trắc ẩn của bà. Bà uy nghiêm, thức tỉnh, trăn trở về đời mình, một cuộc đời lắm éo le, bạc phận: Lấy chồng hai lần, hai lần làm lẽ và hai lần chồng đều chết sớm. Điều đó, với bà là những biểu hiện cụ thể, đầy nước mắt của nỗi đau "hồng nhan bạc phận". Mở đầu bài thơ "Tự tình", tác giả gợi ra một khoảng thời gian, một góc không gian xao xác tiếng gà.

Đây là một thứ không gian, thời gian nghệ thuật được vận dụng làm nền cho sự thổ lộ tâm trạng tác giả: "Cảnh khuya văng vẳng trống canh dồn". "Văng vẳng" chính là từ tượng thanh nhưng ở đây nó vừa biểu thị tâm trạng, không khí, cái không khí buồn vắng lặng của một người thao thức giữa đêm khuya thanh vắng. Câu thứ hai nhức nhối một tâm sự.

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

2. Phân tích bài thơ Tự tình, bài mẫu số 2:

Chùm thơ tự tình là những bài thơ đặc sắc viết về thân phận và cảnh ngộ của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bài làm:

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng của người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uống rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu! Vầng trăng bóng xế trong câu bốn có nghĩa là đêm đã gần tàn, nhưng trăng chưa tròn mà đã xế, thể hiện cảm xúc về hạnh phúc chưa tròn đầy. Vầng trăng bóng xế cũng có thể có hàm ý chỉ tuổi người đã luống mà hạnh phúc chưa đầy.

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

3. Phân tích bài thơ Tự tình, bài mẫu số 3:

Tự tình cũng là những tâm sự đầy xót xa của nữ sĩ Hồ Xuân Hương về số phận hẩm hiu, tình duyên dang dở của mình.

Bài làm:

Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Ngoài tập "Lưu Hương kí" bà còn để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi... thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Chùm thơ "Tự tình" phản ánh tâm tư tình cảm của Hồ Xuân Hương, của một người phụ nữ lỡ thì quá lứa, duyên phận hẩm hiu, ... Bài thơi này là bài thứ hai trong chùm thơ Tự tình" ba bài.

Thi sĩ Xuân Diêu trong bài "Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm" đã viết: "Bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài "Khóc vua Quang Trung" của công chúa Ngọc Hân làmị một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam..." Ông lại nhận xét thêm về đỉệ thơ, giọng thơ: "...trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vẩn "ênh hẻ nênh và bài thơ vần "om" oán hận, thì bài thơ vần "on" này mong đợi, chon von".

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,

Vầng trăng bống xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!".

Hai trong ba bài thơ, nữ sĩ đều nói về đêm khuya, canh khuya. "Tự tình" bà vi "Tiếng gà vãng vẳng gáy trên bom - Oán hận trông ra khắp mọi chòm". Ở bài thơ này cũng vậy, bà tỉnh dậy lúc canh khuya, hay thao thức suốt đêm khuya, tâm trạng ngổn gang phiền muộn. Âm thanh "văng vẳng" của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại như thúc giục thời gian trôi nhanh, tuổi đời người đàn bà trôi nhanh: "Canh khuya văng vẳng trống canh dồn".

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

4. Phân tích bài thơ Tự tình, bài mẫu số 4:

Qua bài thơ Tự tình, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã bộc lộ những tâm trạng đầy phức tạp, đó là nỗi cô đơn, sự xót xa trước tình duyên dở dang, éo le của bản thân cũng như bao người phụ nữ khác trong xã hội xưa.

Bài làm:

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những cái tên sáng của làng thơ Việt Nam. Trong số khá nhiều tác phẩm mà bà để lại, tả cảnh ngụ tình chính là phong cách sáng tác chủ đạo. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hầu hết đầu nói về vẻ đẹp đức hạnh, sự hi sinh, thân phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khắc nghiệt. Trong đó, Tự tình cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ đạo này. Bài thơ không chỉ phản ánh cảm xúc của người phụ nữ nói chung mà còn thể hiện được những cung bậc cảm xúc của chính tác giả.

Hai câu thơ đầu bài thơ vừa tả cảnh, nhưng đồng thời cũng là lột tả hình ảnh một người phụ nữ trống vắng, cô đơn giữa đêm khuya tĩnh mịch.

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non"

Tác giả sử dụng từ láy "văng vẳng" để miêu tả một âm thanh vừa rõ ràng, lại vừa mơ hồ, không do phương hướng nhưng lại có thể cảm nhận được ngày một rõ ràng. Bối cảnh thời gian của bài thơ là vào "đêm khuya" - thời điểm con người dễ ràng rơi vào những trạng thái cảm xúc khó lột tả nhất. Giữa "đêm khuya" ấy, có một người phụ nữ vẫn còn thao thức, nghĩ suy về cuộc đời của mình giữa tiếng trống canh văng vẳng gần xa.

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.

 

5. Phân tích bài thơ Tự tình, bài mẫu số 5:

Nỗi buồn tủi, xót xa của người phụ nữ trong bài thơ Tỏ tình như lan rộng, bao trùm toàn bộ không gian khiến cho bài thơ mang nặng những nỗi lòng thầm kín của một người phụ nữ khát khao yêu thương nhưng gặp phải cảnh éo le, dang dở.

Bài làm:

Mở đầu bài thơ, hai cậu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyền ở nơi dòng sông đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy "văng vẳng" trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy "văng vẳng" như thế. Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi "trông ra" màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận:

"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông xa khắp mọi chòm".

Hai câu 3, 4 trong phần thực, tác giả tạo ra hai hình ảnh "mõ thảm" và "chuông sầu" đốì nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên, vần thơ đầy ám ảnh. Phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mõ thảm", tiếng "om" của "chuông sầu". Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng cốc", tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như "chuông sầu" chẳng đánh "cớ sao om". Nỗi oán hận, đau buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian "khắp mọi chòm", như kéo dài theo thời gian của những đêm dài.

Xem bài đầy đủ TẠI ĐÂY.


Phân tích Tràng giang
Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Top bài thơ hay về quê hương đất nước và con người Việt Nam
Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

APPS LIÊN QUAN

ĐỌC NHIỀU