Các em học sinh cùng Phân tích Bài ca ngất ngưởng để thấy được cái Tôi đầy ngạo nghễ, phóng khoáng, bản lĩnh cứng cỏi và sự tự nhận thức được giá trị bản thân của nhà nho, nhà thơ Nguyễn Công Trứ sau quãng đời cống hiến hết tài năng, sức lực cho đất nước.
- Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
- Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
- Top 5 bài văn Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào
- Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
Đề bài: Phân tích Bài ca ngất ngưởng
Phân tích Bài ca ngất ngưởng
1. Phân tích Bài ca ngất ngưởng, mẫu số 1
Bài ca ngất ngưởng được nhà thơ Nguyễn Công Trứ sáng tác khi đã cáo quan ở ẩn, bài thơ thể hiện phong thái ngất ngưởng, tự do của một con người tài hoa, uyên bác.
Bài làm:
Nguyễn Công Trứ tự là Tồn Chất, hiệu là Hi Văn, sinh năm 1778, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là Nguyễn Công Tấn, đậu hương cống, từng làm tri phủ Tiên Hưng (Thái Bình), sau đó do hưởng ứng phong trào phò Lê chống lại Tây Sơn, nên được triều Lê phong tước Đức Nghi Hầu.
Nguyễn Công Trứ là một người tài năng hiếm có về nhiều mặt, đã sớm xác định con đường tiến thân bằng khoa bảng công danh. Thời trẻ, Nguyền Công Trứ học hành cần mẫn, nhưng thi cử lận đận, mãi đến năm 42 tuổi mới đỗ giải nguyên. Cuộc đời làm quan của ông lên xuống bất thường, vậy mà lúc nào ông cũng ôm ấp chí lớn và giữ đạo tôi trung Nguyễn Công Trứ hăng hái thi hành chức trách, phận sự, kể cả việc nhiều lần đánh dẹp nông dân khởi nghĩa, nhưng không thể mất yếu tố tiến bộ của nhà nho chân chính. Khi làm quan, ông nổi tiếng thanh liêm. Trong việc khai khẩn đất hoang, đắp đê lấn biển.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
2. Phân tích Bài ca ngất ngưởng, mẫu số 2
Với Nguyễn Công Trứ một khi đã thoát khỏi vòng danh lợi thì những chuyện được mất, khen chê ở đời xin bỏ ngoài tai, như ngọn gió đông thổi qua mà thôi...
Bài làm:
Nguyễn Công Trứ, cái tên thật sự quen thuộc và gần gũi mà từ xưa đến nay vẫn được bao người dân Việt Nam nhắc đến như một sự biết ơn trân trọng về công lao khai phá ra hai vùng đất trù phú: Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Song không vì thế mà ta có thể quên đi một Nguyễn Công Trứ, nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách đã khẳng định được cái bản ngã của chính mình, để từ đó định hình nên một tính cách, một bản lĩnh trong cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật. "Bài ca ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ sẽ cho ta thấy rõ cái bản lĩnh riêng không thể trộn lẫn ấy của ông.
Theo "Từ điển Tiếng Việt'', ngất ngưởng được hiểu là ở thế không vững lắc lư, nghiêng ngả như chực ngã. Tuy nhiên hai chữ ngất ngưởng trong bài thơ này của Nguyễn Công Trứ cần được hiểu theo một cách khác, ở đây ngất ngưởng cần hiểu gắn với một cách sống, một thái độ sống.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Phân tích Bài ca ngất ngưởng, mẫu số 3
Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ cất lên như một lời tự thuật về cuộc đời, cá tính và quan niệm sống của chính bản thân nhà thơ.
Bài làm:
Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) là nhà thơ lớn của dân tộc ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Văn chương lỗi lạc, có tài kinh bang tế thế, lưu danh sử sách. Lúc sống cuộc đời một hàn sĩ, lúc cầm quân chinh chiến, lúc làm lính thú, lúc làm đại quan. Vinh nhục đã từng, thăng trầm đã trải, nhưng lúc nào ông cũng hăm hở chí nam nhi, sòng phẳng với nợ tang bồng, sống vì một khát vọng phi thường:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông".
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Trứ vô cùng rạng rỡ, cho thấy một cá tính sáng tạo rất độc đáo được thể hiện tuyệt đẹp qua bài phú Nôm "Hàn nho phong vị phủ", và trên 60 bài thơ hát nói cực kì tài hoa. "Bài ca ngất ngưởng" là một trong những bài thơ hát nối kiệt tác trong nền thơ ca dân tộc. Bài hát nói này có hai khổ dôi tất cả có 19 câu thơ đầy vần điệu, nhạc điệu trầm bổng, réo rắt, lúc khoan thai, lúc hào hùng, đọc lên nghe rất thú vị. Hắt nói là một thể thơ dân tộc, có bố cục chặt chẽ, chất thơ, chất nhạc kết hợp rất hài hoà, hấp dẫn.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
https://9mobi.vn/phan-tich-bai-ca-ngat-nguong-25460n.aspx
Sau khi tìm hiểu xong bài Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương, Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương.