Tiêu điểm

Cách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, RealmeTop 5 phần mềm chống lag khi chơi game trên điện thoại

Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Nguyễn Thuý Thanh - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Để có thể Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, ngoài việc nắm vững các nội dung kiến thức toàn tác phẩm, các em cũng cần vận dụng linh hoạt các kĩ năng viết văn nghị luận tác phẩm văn học đã học, giúp bài văn của mình dễ hiểu, thuyết phục người đọc hơn.
5 bài văn mẫu phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc
Phân tích đoạn trích Trao duyên
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất

Đề bài: Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

phan tich doan trich bai tho viet bac

Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

 

1. Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, bài mẫu số 1:

Việt Bắc là tình cảm thương mến, tấm lòng gắn bó sâu sắc của nhà thơ Tố Hữu và những người kháng chiến với vùng đất chiến khu và con người chiến khu Việt Bắc.

Bài làm:

Thơ Tố Hữu là những vần thơ thể hiện tiếng nói của dân tộc, của tâm hồn những con người gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng, với quê hương, với đất nước. Trong những vần thơ ấy ta sẽ bắt gặp những tình cảm mến thương sâu sắc, trữ tình, xuất phát từ một trái tim trung thành với dân tộc với nhân dân và tiêu biểu hơn cả là bài thơ Việt Bắc, một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu.

Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Duy Thành, quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cái nôi của văn học dân gian. Tố Hữu là nhà thơ lớn, là người tiên phong của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, thơ ông luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của dân tộc. Phong cách thơ mang tính trữ tình chính trị vô cùng sâu sắc, hướng đến những cái tôi chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, cái tôi trong thơ của ông luôn nhân danh Đảng, cộng đồng dân tộc, những vần thơ ấy vừa giàu nhạc điệu lại mang tính dân tộc đậm đà.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

2. Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, bài mẫu số 2:

Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác sau chiến thắng thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, bài thơ đã làm sống dậy tình nghĩa thủy chung khăng khít giữa chiến khu kháng chiến và người kháng chiến.

Bài làm:

Tố Hữu được mệnh danh là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng. Thơ ông là vũ khí để tuyên truyền, cổ động tinh thần chiến đấu cũng như nêu cao tình yêu và tinh thần yêu nước mãnh liệt. Mặc dù thơ ông viết về chính trị nhưng không hề khô khan, ngược lại rất tình cảm. Bài thơ "Việt Bắc" sáng tác sau khi chiến thắng thực dân Pháp, tác giả muốn gợi lại tình quân dân thắm thiết, ân tình và sâu nặng trong cuộc kháng chiến. Bài thơ được viết theo thể đối đáp càng gợi lên sự bình dị, ấm áp và than quen đến lạ lùng.

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể lục bát tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, trầm bổng mà lắng sâu trong lòng người đọc. Đây chính là một sự khéo léo tạo nên thành công của bài thơ chính trị mà trữ tình, dạt dào cảm xúc này.

Tác giả mở đầu bằng sự nuối tiếc, quyến luyến, bịn rịn của người ở lại và kẻ ra đi trong một khung cảnh tràn đầy nhớ thương

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

3. Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, bài mẫu số 3:

Tố Hữu đã viết Việt Bắc để bộc lộ những tâm sự của bản thân cũng như những người kháng chiến về những ân tình thủy chung với mảnh đất chiến khu suốt mười lăm năm kháng chiến.

Bài làm:

Sau chiến thắng lừng lẫy trên chiến trường Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hiệp nghị Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, miền Bắc nước ta được giải phóng, mở ra một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng.

Tháng 10-1954, các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại đó, nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc. Đây là bài thơ dài, gồm 152 câu viết theo thể lục bát. Phần lớn bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu việt Bắc nay đã trở thành những kỷ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau tác giả nói lên sự gắn bó máu thịt giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hòa bình, tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công lao của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. Có ý kiếu cho rằng: Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tô Hữu và cùng là một tác phẩm xuất sắc của vàn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

4. Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, bài mẫu số 4:

Tháng 10/1954, kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, bộ đội và chính phủ chuyển từ chiến khu kháng chiến về Hà Nội. Trong không khí chia tay đầy lưu luyến, Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để khẳng định tình cảm thủy chung với mảnh đất Việt Bắc.

Bài làm:

Tố Hữu một hồn thơ dân tộc, một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt nam. Có thể nói những tác phẩm của ông không chỉ thể hiện tư tưởng,lẽ sống của bản thân mình mà qua đó ta còn thấy được những sự kiện quan trọng của cách mạng nước nhà. Tháng 10- 1954 sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ bộ đội ta phải chuyển lực lượng thủ đô và chia tay với chiến khu Việt bắc. Kẻ ở người đi lòng không khỏi nhớ thương nuối tiếc tình quân dân trong mười lăm năm khánh chiến. nhân sự kiện trọng đại cùng với tâm trạng nỗi niềm ấy Tố Hữu đã viết bài thơ Việt bắc.

Mở đầu bài thơ Việt bắc là cuộc chia tay của những người kháng chiến và những người dân nơi đây:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. . . "

Tám câu thơ đầu là khung cảnh cũng như tâm trạng của cuộc chia tay. Bao giờ cũng vậy "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn".

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

5. Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, mẫu số 5:

Việt Bắc được coi là một trong những đỉnh cao của thơ văn kháng chiến, đồng thời cũng là dấu mốc quan trọng đánh dấu chặng đường thơ của Tố Hữu.

Bài làm:

Việt Bắc là một bài thư gồm hai phần. Trong đó, đoạn trích "Việt bắc" của nhà thơ Tố Hữu thuộc phần 1 tái hiện lại giai đoạn gian khổ, vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc. Đoạn trích được coi là đỉnh cao thơ Tố Hữu và cũng là tác phẩm xuất sắc văn học Việt nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

Mở đầu đoạn trích là lời ướm hỏi "Mình về có nhớ...nhìn sông nhớ nguồn". Lời ướm hỏi người ra đi có nhớ về chiến khu Việt Bắc, nhớ về cuộc kháng chiến trong suốt 15 năm, nhớ thiên nhiên Việt Bắc. Bên cạnh đó, đoạn thơ cũng là nỗi lo lắng,thắc thỏm của người ở lại sợ người ra đi về thủ đô họ sẽ quên thiên nhiên núi rừng hoang vu và cả những người ở lại.

"Mình về thành thị...giữa rừng". Nhà thơ sử dụng rất nhiều tính từ giàu giá trị biểu cảm mang âm hưởng ngọt ngào diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng. Phải chăng, mình ấy ta ấy là một phần đời. Tố Hữu để người ở lại nói trước thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén của Tố Hữu cùng trái tim tinh tế của một người chiến sĩ. Đồng thời, để người ở lại nói trước tác giả tạo cơ hội cho người ở lại được bày tỏ tình cảm và giúp người ra đi thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên. Và đấy cũng lag cách nhắc nhở kín đá đối với cách mạng sắp về xuôi cũng như cả dân tộc phải hướng về cội nguồn, phải nhơ tới truyền thống ân nghĩa và đạo lý ngàn xưa của cả dân tộc.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

6. Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, mẫu số 6:

Việt Bắc là bài thơ trữ tình chính trị thể hiện ân tình sâu nặng giữa những người cán bộ kháng chiến với chiến khu kháng chiến.

Bài làm:

Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả - người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước.

Đây là một tác phẩm thơ trường thiên dài 150 dòng được Tố Hữu hoàn thành vào tháng 1 năm 1954, đúng vào thời điểm Đảng và Nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình được lập lại, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

Việt Bắc là bài thơ trữ tình đằm thắm thiết tha thể hiện ân tình sâu nặng thuỷ chung của tác giả - người cán bộ sắp rời Việt Bắc về miền xuôi - đối với căn cứ địa cách mạng của cả nước. Đây không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ mà đồng thời cũng là tâm trạng chung của mọi người. Bài thơ này tiêu biểu cho những nghĩ suy, tình cảm cao đẹp của những con người kháng chiến đối với miền đất quê hương cách mạng, với đất nước và nhân dân, với kháng chiến và cách mạng. Cũng có thể nói đây là khúc hát tâm tình chung không những của con người kháng chiến, của nhân dân ta mà động đến chỗ sâu xa của truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung của dân tộc hoà vào, tiếp nối và khơi sâu thêm nét truyền thống cao đẹp đó.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

7. Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, mẫu số 7:

Qua bài thơ Việt Bắc, tác giả Tố Hữu đã thể hiện ân tình thủy chung, gắn bó của người cán bộ sắp rời chiến khu để về thủ đô của đất nước.

Bài làm:

Thơ Tố Hữu là những vần thơ thể hiện tiếng nói của dân tộc, của tâm hồn những con người gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng, với quê hương, với đất nước. Trong những vần thơ ấy ta sẽ bắt gặp những tình cảm mến thương sâu sắc, trữ tình, xuất phát từ một trái tim trung thành với dân tộc với nhân dân và tiêu biểu hơn cả là bài thơ Việt Bắc, một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu.

Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Duy Thành, quê ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cái nôi của văn học dân gian. Tố Hữu là nhà thơ lớn, là người tiên phong của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, thơ ông luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng của dân tộc. Phong cách thơ mang tính trữ tình chính trị vô cùng sâu sắc, hướng đến những cái tôi chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, cái tôi trong thơ của ông luôn nhân danh Đảng, cộng đồng dân tộc, những vần thơ ấy vừa giàu nhạc điệu lại mang tính dân tộc đậm đà.

 

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Cùng với bài Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương; Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu; Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương; Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương; Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

https://9mobi.vn/phan-tich-doan-trich-bai-tho-viet-bac-25420n.aspx
 

Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều
Phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên
Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà
Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

  • phân tích bài thơ Việt Bắc
  • phân tích Việt Bắc của Tố Hữu
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.