Tiêu điểm

Top 5 phần mềm chống lag khi chơi game trên điện thoạiĐăng nhập Gmail trên điện thoại Android và iPhone

Viết thư UPU năm 2020 lần thứ 49

Trần Văn Việt - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
"Viết thông điệp cho người lớn về thế giới chúng ta đang sống" là chủ đề được chọn cho cuộc thi viết thư UPU năm 2020 lần thứ 49. Với chủ đề này, 9mobi.vn đã tổng hợp rất nhiều bài viết có độ dài linh hoạt (dưới 800 từ), bố cục rõ ràng, thuộc các chủ đề nóng của xã hội như ô nhiễm môi trường, virut Covid - 19, sống ảo trên Faceboook,..., để các em tham khảo và bổ sung vào bài viết của mình.
Viết thư cho một người thân nhân dịp năm mới
iPhone kỉ niệm 11 năm ra mắt, sinh nhật lần thứ 11
Tưởng tượng và viết thư cho bạn học kể về buổi thăm trường xưa sau 20 năm
Link lấy Spin Coin Master miễn phí ngày 28/7/2020
Top 5 nhân vật Free Fire tháng 8/2020 mạnh nhất

Năm 2020, Universal Postal Union (Viết tắt UPU - liên minh bưu chính thế giới) đã lựa chọn chủ đề "Write a message to an adult about the world we live in" (viết thông điệp cho người lớn về thế giới chúng ta đang sống) cho cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 dành cho giới trẻ.

Chủ đề này được thiết lập để khuyến khích các em học sinh (dưới 15 tuổi) bày tỏ suy nghĩ và cảm nhận của mình về thế giới xung quanh đồng thời bồi đắp, nuôi dưỡng tình cảm, hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với các vấn đề của xã hội.

Nếu đang bí ý tưởng, các em có thể tham khảo cách viết thư UPU năm 2020 lần thứ 49 của 9mobi.vn để lựa chọn chủ đề, triển khai nội dung phù hợp yêu cầu, từ đó gia tăng khả năng dành giải thưởng cho mình.

viet thu upu nam 2020 lan thu 49

Cách viết thư UPU 2020, bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 hay nhất

Viết thư UPU năm 2020 lần thứ 49

1. Thể lệ cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49

Theo thể lệ của ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 tại Việt , tất cả các học sinh dưới 15 tuổi đều là đối tượng được phép tham dự cuộc thi này. Thời gian tham dự cuôc thi là từ ngày 6/12/2019 đến 25/2/2020 (theo dấu Bưu điện). Các bài dự thi cần được viết tay bằng văn xuôi, độ dài không quá 800 từ, nội dung sáng tạo, chưa được viết sách hoặc đăng báo.

2. Cách viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020

Để bài dự thi UPU 2020 hay, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của ban tổ chức, các em học sinh cần nắm được cách viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020. Cụ thể như sau:

- Bài viết có nội dung sáng tạo, mang đậm dấu ấn cá nhân, bám sát chủ đề "thế giới chúng ta đang sống" cùng các vấn nạn nóng của xã hội loài người như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường, chiến tranh, quyền phụ nữ,...

- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, giàu cảm xúc, thỏa mãn thể lệ mà ban tổ chức đưa ra

- Có thể tham khảo ý tưởng, các bài mẫu trên internet nhưng không được copy 100%. Các bài dự thi kiểu này sẽ bị ban tổ chức loại ngay từ đầu.

3. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020

Để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tìm ý tưởng viết thư của các bạn học sinh, 9mobi.vn đã tổng hợp một số bài mẫu viết thư UPU 2020 thuộc các chủ đề về Virut Corona, ô nhiễm không khí, môi trường, trẻ em, MXH facbook,... Các bạn học sinh có thể tham khảo từng chủ đề ở phía dưới đây.

3.1. Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về môi trường

Đầu năm 2020, Australia đã hứng chịu hơn 200 đám cháy, khiến khói bụi lan rộng toàn thành phố, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và hệ động vật hoang dã. Vì thế, các em học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn cháy rừng làm nội dung chính cho bài viết dự thi cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 của mình.

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 2

Viết thư UPU lần thứ 49: Gửi người lính cứu hỏa

Thư gửi người lính cứu hỏa Australia!

Hình ảnh chú tận tình cho gấu koala uống nước thực sự gây ấn tượng đối với nhiều người trong đó có cháu, một học sinh cấp 2 bình thường ở Việt Nam. Là một người trực tiếp tham gia chữa cháy, chắc hẳn chú thấy rõ nhất hậu quả mà trận cháy rừng vừa qua ở Australia gây ra đối với môi trường sinh thái đất nước này.

Theo cháu được biết thì hàng chục triệu hecta rừng bị thiêu rụi, hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, khoảng 1 tỷ cá thể động vật chết và một vài loài quý hiếm bị đẩy đến bờ tuyệt chủng. Đau lòng nhất là hơn 30 người thiệt mạng trong vụ cháy rừng Australia trong đó có các lính cứu hỏa và phi công tham gia chữa cháy .

Trong đám cháy thì chất lượng không khí rớt xuống mức độc hại, khói đám cháy bay 11.000 km qua Thái Bình Dương sang tận Chile và Argentina. NASA từng ước tính có hơn 300 triệu tấn CO2 phát thải ra từ đám cháy. Những thiệt hại mà cháy rừng mang lại không thể đo đếm được.

Thật đáng e ngại khi thời gian gần đây những vụ cháy rừng lớn còn có chiều hướng gia tăng, mà tiêu biểu là thảm họa cháy rừng nhiệt đới Amazon, "lá phổi xanh" lớn nhất thế giới vào năm ngoái 2019. Brazil là đất nước gánh chịu hậu quả đầu tiên, sau đó là các nước lân cận và cuối cùng cả thế giới đều bị ảnh hưởng.

Việt Nam đất nước của cháu trong năm vừa rồi cũng chứng kiến vụ cháy rừng lớn ở tỉnh Hà Tĩnh, tiêu tốn không biết bao nhiêu sức người sức của để khống chế và dập tắt.

Trong những vụ cháy rừng như vậy thì nguyên nhân thường xuất phát từ con người, có thể do sự vô ý, hoặc chủ quan trong thói quen đốt phá rừng làm nương rẫy. Những việc như vậy đáng ra đã có thể được ngăn chặn để tránh gây ra hậu quả là những trận cháy rừng khủng khiếp.

Hơn nữa, những mùa nắng nóng kéo dài bất thường xuất phát từ biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy rừng, và những thảm họa thiên nhiên vừa qua cũng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để chúng ta quan tâm hơn đến bảo vệ môi trường hệ sinh thái nói chung.

Hy vọng trong thời đại Internet khi mọi người đều có thể chứng kiến khá tường tận hậu quả mà cháy rừng gây ra, như đối với loài koala qua bức ảnh vụ cháy rừng Australia nổi tiếng thì ý thức bảo vệ môi trường cũng sẽ được nâng cao hơn bao giờ hết.

3.2. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 ngắn về đại dịch Corona

Sau Tết Nguyên đán 2020, dịch bệnh Corona (Covid 19) bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc và lây lan với tốc độ nhanh chóng sang hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mới đây, WHO đã tuyên bố Covid 19 là "đại dịch" và yêu cầu sự nỗ lực phòng chống từ các quốc gia. Nếu quan tâm đến virut covid 19, các em có thể quan sát thực tế chống dịch tại Việt Nam và bày tỏ suy nghĩ của mình vào bài viết tham dự cuộc thi viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 của mình.

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 3

Cách viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020: đại dịch Corona

Kính gửi bác Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam

Thưa bác,

Những ngày này (từ sau Tết Nguyên đán Canh tý 2020), cháu và em cháu được nghỉ học ở nhà. Tuy rằng còn nhỏ tuổi, nhưng qua những cuộc trò chuyện của bố mẹ và các bản tin phát trên truyền hình, chúng cháu biết được rằng, Việt Nam và thế giới đang phải chống chọi với một đại dịch khủng khiếp - có tên Covid-19.

Ở nhà cháu, mẹ mua rất nhiều nước rửa tay, cồn khô, tỏi, hành và khẩu trang y tế. Mẹ bảo, giá mua giờ rất đắt, nhưng vẫn phải trữ trong nhà, để dành phòng cho sắp tới bọn cháu trở lại trường.

Hôm qua, qua FB của mẹ, cháu được mẹ đọc cho nghe bài viết của một bác sĩ viện Tai Mũi Hong. Bác sĩ kể rằng ở bệnh viện bây giờ họ phải dùng khẩu trang vải thay khẩu trang y tế, và tình trạng thiếu thốn là đã rõ ràng.

Cũng hôm qua, cháu đọc báo, được biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo phải cung cấp đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế tham gia chống dịch Covid-19. WHO cũng cho biết thêm, tình trạng thiếu PPE đang khiến các bác sĩ, y tá và các nhân viên tuyến đầu khác rơi vào tình trạng nguy hiểm khi chăm sóc bệnh nhân Covid-19.

Thưa bác Bộ trưởng,

Trong 2 ngày đến trường trước khi nghỉ vì dịch, cháu được cô giáo cho biết, dịch bệnh này lây từ người sang người rất dễ qua tiếp xúc gần và giọt bắn. Những người có nguy cơ lây cao là người tiếp xúc và các bác sĩ.

Những hình ảnh mỗi ngày phát trên truyền hình đủ để một đứa trẻ nhỏ tuổi như cháu hiểu rằng, hiện nay tình hình dịch vẫn đang căng thẳng. Chính các bác sĩ là những chiến sĩ ở tuyến đầu. Họ bảo vệ an toàn cho mọi người, chữa bệnh cho những người đã nhiễm, là lực lượng tiên phong phòng chống dịch bệnh lây lan.

Các bác sĩ, nhiều người sống luôn tại bệnh viện, nỗ lực chữa bệnh, dập dịch.

Thế mà, WHO lại bảo rằng, họ đang trong tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ, như khẩu trang y tế.

Bác Nhạ kính mến,

Cả nước ta có tới mấy chục triệu học sinh. Bọn cháu luôn được chăm lo, bảo vệ tốt nhất từ bố mẹ, nhà trường, xã hội.

Trong những ngày chúng cháu nghỉ học, bố mẹ và thầy cô vẫn đến trường mỗi tuần 1,2 lần để vệ sinh lớp học.

Nếu chúng cháu theo bố mẹ ra ngoài, chúng cháu luôn được nhường cho vị trí thoáng rộng, tốt nhất, be bịt kỹ nhất.

Nếu sắp tới chúng cháu đi học, cháu cũng tin trường lớp đã sẵn sàng. Hơn nữa, môi trường học tập của chúng cháu là môi trường khép kín, rất ít nguy cơ có nhiều người ra vào để có cơ hội truyền nhiễm bệnh...

Vậy nên, cháu nghĩ, với cương vị một Bộ trưởng Bộ Giáo dục, bác có thể ra lời kêu gọi các phụ huynh, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng khẩu trang hợp lý, tiết kiệm, hoặc không dùng khẩu trang y tế nếu không thật sự cần thiết.

Cháu mong muốn có lời kêu gọi, đóng góp khẩu trang y tế cho các bác sĩ có thiết bị phòng hộ. Các gia đình hãy tăng cường dùng khẩu trang vải, khẩu trang sợi vải diệt khuẩn. Nếu còn tích trữ trong nhà, hãy sẵn lòng dành tặng khẩu trang y tế cho những người đang cần nhất.

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, nên cháu nghĩ, chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất cho người giữ gìn sức khỏe cho mình - các bác sĩ, là một việc làm chính đáng.

Vì sao cháu viết thư cho bác, chứ không phải Bộ trưởng Bộ Y tế, vì cháu biết, tác động của bác tới lực lượng giáo viên, học sinh sẽ giúp truyền tải thông điệp tới mọi gia đình, nhanh nhất, bao phủ nhất và hiệu quả nhất.

Về phần mình, nếu sắp tới được trở lại trường, cháu sẽ đeo khẩu trang vải. Cháu sẽ tiết kiệm tối đa việc dùng khẩu trang y tế để mẹ không phải tìm cách mua giá đắt, để các bác sĩ không bị thiếu đồ dùng do thị trường cháy hàng.

Cháu chào bác. Chúc bác thật nhiều sức khỏe!

3.3. Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về facebook

Cùng với những tiện ích mang lại (trò chuyện, giải trí, kết nối các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, gia đình,...), facebook cũng mang đến nhiều bất lợi cho con người, đặc biệt là hiện tượng "nghiện facebook" ở giới trẻ. Nếu đã sử dụng facebook và lờ mờ nhận ra những tác hại của facebook đối với việc học tập của bản thân và gia đình mình, các em có thể viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về facebook và gửi về ban tổ chức chương trình.

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 4

Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020: Gửi cô giáo chủ nhiệm

Hà Nội, ngày 15/12/2020

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm

Từ đầu năm học đến nay cũng đã được gần một học kỳ lớp chúng em được cô làm chủ nhiệm, và em luôn cảm phục đặc biệt về cô như một cô giáo đáng kính, tận tâm với học sinh.

Nhưng chỉ riêng một chuyện mà em cảm thấy hơi e ngại, đó là cô thường rất khắt khe với việc học sinh dùng Facebook. Vì thế hôm nay em muốn qua những dòng thư này chia sẻ một chút cảm nhận của học sinh bọn em.

Thực ra em có thể hiểu được vì sao cô và rất nhiều người lớn khắt khe và "dị ứng" với Facebook đến vậy. Hiện tượng "nghiện Facebook" thời đại ngày nay có thể coi là vấn nạn cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.

Facebook là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng, cập nhật thông tin. Có thể nói Facebook chính là một thế giới mới, ở đó chúng ta tha hồ trò chuyện, chát chít, thậm chí cũng có rất nhiều người nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thẳng, tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên Facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Bạn chăm sóc Facebook của mình để những lượt like, comment; bạn lướt thông tin liên tục. Như thế cũng khiến cho bản thân mỗi người thấy vui, tuy nhiên nếu không cẩn thận thì chính những điều này sẽ cuốn người ta vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng, khó có thể dứt bỏ ra.

Nhiều bạn trẻ hiện nay đã dành thời gian quá đà để lướt Facebook mỗi ngày: đi học cũng Face, đi làm cũng Face, đi chơi với bạn bè cũng Face, ngồi với bố mẹ được một lúc cũng chụp ảnh up Face. Hình như thiếu đi Facebook nhiều người cảm thấy cuộc sống thật tẻ nhạt và vô vị vô cùng.

Nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào Facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các bạn dành thời gian vào đó quá nhiều. Điều quan trọng là vì thế thời gian cho học hành của các bạn ít đi.

Rồi nhiều khi bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn là ghê gớm nhưng lại không biết rằng mình đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình.

Những mối quan hệ thân thiết bình thường trở nên dãn ra, không gian dành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ "ảo", thậm chí dễ sa đà vào những văn hóa thiếu lành mạnh.

Khi rơi vào tình trạng đó, hậu quả thường là điểm kém, kết quả học tập kém, và ý thức kỷ luật, hạnh kiểm cũng trở nên đi xuống. Điều này thật đáng buồn và không đáng có chút nào.

Mặc dù vậy, em tin rằng khi học sinh chúng em nhận thức và vượt qua được những mặt trái chiều của môi trường Facebook thì cả thế giới tươi đẹp sẽ mở ra.

Em tin rằng Facebook hay môi trường mạng nói chung có thể giúp tăng tính tương tác, học hỏi giữa các thành viên trong lớp. Và em tin rằng mỗi học sinh với cách ứng xử phù hợp trên Facebook có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đó là lý do vì sao em mong cô có cái nhìn tích cực hơn, khuyến khích chúng em tham gia và kiến tạo những không gian bổ ích trên Facebook và các mạng xã hội.

3.4. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 về chất lượng không khí AQI

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 5

Gợi ý viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 ngắn về ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thư gửi những người lớn!

Có thể thấy, ở thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì chính sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy công nghiệp không có hệ thống lọc khí đang gây ra vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng. Vì thế, ô nhiễm không khí đang là vấn đề đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, có nhiều thành phố trên thế giới đang ở mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng.

Con người có lẽ cũng không lạ lẫm gì với thông tin, thủ đô New Delhi của Ấn Độ đang là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch.

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây.

Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí.

Bên cạnh đó, trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn.

Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc.

Điều đó có thể thấy, ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, trong đó trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất về sức khỏe do những tác động của ô nhiễm không khí.

Nếu con người không có ý thức bảo vệ môi trường không khí thì hậu quả của nó có lẽ cũng khủng khiếp chẳng kém gì đại dịch HIV-AIDS hay nhiều bệnh dịch khác.

Khoảng một tuần trước thôi, thủ đô Hà Nội của đất nước Việt Nam xinh đẹp lại phải chứng kiến cảnh người dân luôn nơm nớp lo sợ về tình trạng không khí nhất là tình trạng bụi mịn đang ở cấp độ báo động. Người dân càng hoang mang hơn khi không khí mà họ đang hít thở mỗi ngày được ví với "khí quyển ngày tận thế" trong phóng sự của hãng thông tấn Singapore Channel News Asia.

Từ hiện trạng sinh hoạt, giao thông của người dân cho tới những nghiên cứu, phân tích của giới chuyên gia đều thể hiện một Hà Nội "thiếu vắng bầu trời trong xanh", Hà Nội của khói bụi, ô nhiễm đang tăng lên nhanh chóng.

Nếu sống ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng sẽ chẳng khó để bắt gặp hình ảnh người dân ra đường vào ban ngày ai ai cũng đeo khẩu trang và trang bị "áo giáp" từ đầu tới chân để tránh khói bụi. Bước chân ra đường mà không có "áo giáp" thì khi trở về nhà quần áo cũng lấm lem, mặt mũi có thể sờ thấy bụi.

Nhiều chuyên gia cho rằng 70% lượng không khí bị ô nhiễm ở Hà Nội là do phương tiện giao thông. Điều đó cũng có lý bởi ước tính hiện nay thủ đô Hà Nội hiện có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô. Con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô.

Nếu với tốc độ như vậy thì tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội. Sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông cá nhân được lí giải bởi sự khan hiếm của loại hình giao thông công cộng, người dân không có thói quen đi bộ, một bộ phận có tâm lí mua xe để thể hiện đẳng cấp. Tắc đường ở mức độ báo động càng làm mức độ ô nhiễm môi trường trở nên khó kiểm soát.

Tôi mong rằng những người lớn hãy chung tay để có thể góp phần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường để hướng tới một thế giới xanh không còn sự ô nhiễm.

3.5. Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020 về quyền tự do phát triển của trẻ em

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 6

Bài viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 hay nhất về quyền trẻ em

Thư gửi những người lớn

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy biến động và nhiều thăng trầm. Ai cũng mong được hạnh phúc, trẻ em cũng như vậy. Chúng con, chúng cháu với tư cách là những người của thế hệ sau muốn gửi vài lời thông điệp và nguyện vọng của mình để cả người lớn và trẻ em có thể cùng chung sống hạnh phúc trên thế gian.

Thứ nhất, người lớn hãy tôn trọng ý kiến của con trẻ, đừng phán xét mà hãy tôn trọng những ý kiến đó, vì biết đâu những sáng kiến tưởng chừng điên rồ đó lại giúp cho những đứa trẻ hoàn thành được mơ ước của mình? Ai cũng cần được tôn trọng và thấu hiểu, trẻ em cũng vậy. Chỉ cần là ý kiến đó không gây hại gì cho pháp luật hay cuộc sống thì hãy tôn trọng con em mình vì mỗi bộ óc đều thiên tài theo những cách khác nhau, không ý tưởng nào là đồ bỏ đi và cũng không có ý tưởng nào là xuất sắc ngay từ đầu. Điều mà trẻ em mong đợi nhất chính là nhận được sự lắng nghe,thấu hiểu, giúp đỡ và động viên từ người lớn. Ngay cả khi người lớn ko giúp được gì thì cũng làm ơn đừng phán xét, lắng nghe là điều tối thiểu nên làm.

Thứ hai, người lớn hãy thỏa sức cho con trẻ được khám phá thế giới xung quanh bằng chính đôi chân của mình. Dù cho đôi chân có đau, dù cho tấm áo lấm bẩn thì sau đó cũng sẽ là những trải nghiệm đầu đời tuyệt vời của đứa trẻ. Người lớn hãy chỉ can thiệp khi thực sự cần thiết, hay thực sự nguy cấp. Còn đâu, cách dạy con trẻ tốt nhất là hãy để cho đứa trẻ có ý thức tự học hỏi ngay từ nhỏ, người lớn chỉ đóng vai trò là định hướng và dẫn dắt.

Thứ ba, người lớn hãy dạy con em mình sống trung thực và nhân ái ngay từ nhỏ. Đây là hai phẩm chất tối thiểu cần có ở mỗi đứa trẻ. Chưa cần biết đứa trẻ giỏi giang cỡ nào, nó phải biết trung thực và nhân ái với những bạn bè xung quanh hẵng. Chỉ khi con trẻ biết yêu thương thì chúng mới có thể sẵn sàng cho những bài học văn hóa khác trên trường lớp.

Thứ tư, người lớn hãy bỏ điện thoại thông minh xuống, dành thời gian cho con em mình nhiều hơn. Việc được gần gũi bố mẹ làm cho các em phát triển theo xu hướng tự tin và năng động hơn. Những bậc làm cha làm mẹ hãy dành thời gian chơi hoặc trò chuyện với con em mình bất cứ khi nào có thể. Và hãy nhớ, làm một người bạn lắng nghe con chứ đừng làm 1 người lớn suốt ngày đe nẹt con.

Trên đây là 4 thông điệp mà người lớn nên làm để giúp con em mình có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn. giúp cho con em mình cũng chính là giúp đỡ cho những thế hệ tương lai của xã hội. Người lớn hãy vì trẻ em mà hy sinh, mà phục vụ.

3.6. Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về sự sáng tạo thời 4.0

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 7

Cách viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 bàn về sự sáng tạo thời công nghệ

Gửi anh trai thân mến,

Mấy hôm trước được nghe chuyện anh không vào làm cho công ty công việc ổn định mà quyết định mở ra mô hình kinh doanh công nghệ mới, em khá là cảm phục tinh thần như vậy.

Qua nhiều câu chuyện thì chúng ta đều thấy là tinh thần đổi mới, sáng tạo và tiên phong có thể làm nên những điều kỳ vĩ và đột phá đến như thế nào. Và em tin là anh có thể trở thành một trong những câu chuyện thành công tiêu biểu của thế hệ trẻ sáng tạo.

Sáng tạo là hoạt động của con người khi tìm thấy và làm nên giá trị vật chất và giá trị tinh thần mới mẻ mà trước đó chưa có. Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo, việc rủi ro là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi chúng ta sáng tạo bởi không phải cứ sáng tạo là được công nhận và đem lại những kết quả đúng như những gì chúng ta mong muốn.

Nhưng Steve Jobs, một nhà sáng tạo thiên tài từng chinh phục cả thế giới với các sản phẩm Apple, đã nói đơn giản như thế này: "Đôi khi bạn sẽ mắc sai lầm khi sáng tạo. Điều quan trọng là phải nhanh chóng thừa nhận nó và tiếp tục phấn đấu" - một thông điệp truyền đến cho chúng ta thật nhiều năng lượng và niềm tin.

Câu nói của Steve Jobs muốn khẳng định sáng tạo là điều vô cùng quan trọng nhưng không phải là điều dễ dàng trong đời sống mỗi con người, cần phải vượt qua những khó khăn cũng như thất bại trong quá trình sáng tạo để tiếp tục cố gắng hoàn thiện công việc của mình.

Vì sáng tạo là tìm ra những thứ mới mẻ mà trước đó con người chưa tìm ra, cuộc sống là chuỗi những bí ẩn đòi hỏi con người phải tìm kiếm một cách có ý thức và bỏ nhiều công sức mới thấy được.

Nhưng nhìn chung xã hội có những con người biết sáng tạo mới có thể tìm ra những giá trị mới, khai phá thêm những chân trời tri thức mới. Công việc sẽ được giải quyết một cách hiệu quả hơn nếu con người biết sử dụng sự sáng tạo của mình một cách thích đáng với hoàn cảnh.

Con người mang trong mình bản chất sáng tạo sẽ vận động suy nghĩ một cách tích cực, không dựa vào những điều sẵn có mà bỏ quên những năng lực tiềm ẩn hoàn toàn có thể phát huy của bản thân.

Mỗi người là một cá thể riêng biệt không giống ai, tất cả đều có thể tạo nên những ý tưởng đột phá, những sáng tạo có ích trong xã hội. Cuộc sống sẽ trở thành thế nào, xã hội sẽ trở nên tụt hậu ra sao nếu không có sự sáng tạo của con người?

Cuộc sống không có sự sáng tạo là một cuộc sống nghèo nàn bởi cuộc sống đó chỉ biết phụ thuộc vào những điều có sẵn. Người không có sự sáng tạo là người chỉ biết làm theo những gì đã được định hình từ trước mà không biết phát huy những cá tính sáng tạo của mình, không phát huy được những giá trị tự thân, xã hội vì thế cũng trở nên trì trệ, không phát triển vì không có giá trị mới được hình thành.

Sáng tạo là phẩm chất tốt và nên được khuyến khích dù chúng ta phải biết sáng tạo đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ, không thái quá để dẫn đến hậu quả ngược lại.

Ở Việt Nam mình các cấp lãnh đạo Nhà nước đều đang rất ủng hộ thế hệ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mới mấy tháng trước em có nghe về sự kiện Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam - buổi lễ nằm trong khuôn khổ Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam

Với sáng kiến Mạng lưới đổi mới sáng tạo, đã có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ tiêu biểu cho thế hệ tài năng, trí thức người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài hưởng ứng tham gia, cùng với hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia công nghệ trong nước và các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, cùng gặp gỡ, tạo mối liên kết, trao đổi, chia sẻ tầm nhìn, chiến lược phát triển khoa học công nghệ và những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam cần đẩy mạnh trong thời gian tới.

Các bộ, cơ quan của Chính phủ sẽ lắng nghe, tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu các ý kiến của các bạn trẻ tài năng về những giải pháp phát triển đất nước dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, để từ đó, tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng chiến lược, thể chế, khuôn khổ pháp luật để hình thành một hệ sinh thái thông qua việc xây dựng, nhân rộng mô hình các Trung tâm đổi mới sáng tạo tiên tiến và hiệu quả trong cả nước.

Vì thế mà em tin rằng những người trẻ như anh hoàn toàn có thể thành công với năng lực và khát vọng của mình.

Hãy cố gắng nhé để sau này em còn học tập.

Em gái

3.7. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về mẹ, chủ đề người lớn sử dụng facebook

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 8

Gợi ý Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về facebook: khi người lớn sử dụng Facebook

Gửi mẹ thân yêu của con

Năm ngoái mẹ có nhờ con lập hộ mẹ tài khoản Facebook mà con nhất quyết không chịu làm nhỉ. Nhớ lại lúc đấy con cũng thật ương ngạnh, nhưng chỉ là con thấy thế giới trên Facebook của mình sẽ mất đi sự tự do nếu mẹ tham gia vào.

Với cả con cũng rất ngại nếu mẹ thấy những mặt trái trên mạng xã hội rồi lại suốt ngày lo lắng về con. Trên Facebook nhiều người có thể đăng những hình ảnh nội dung không lành mạnh chỉ với mục đích là được chú ý, hay dùng những lời nói không văn minh.

Rồi trên mạng còn thường xuyên diễn ra các kiểu lừa đảo mà nhiều người sẽ dễ mắc bẫy nếu thiếu tỉnh táo. Nhiều cô bác đã bị mất tiền khi nghe theo tin nhắn trúng thưởng trên Facebook, có khi lại mất cả chục triệu vì tưởng rằng đang chuyển tiền cho người thân mà không biết rằng tài khoản đó đã bị hack.

Hơn nữa Facebook cũng rất dễ gây phụ thuộc và xao nhãng những việc cần thiết. Người ta không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa vẫn có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi, người ta không cần đi nhiều mà vẫn có thể cập nhật thông tin các ngóc ngách trên thế giới.

Đến nỗi nhiều khi người ta dùng Facebook quá nhiều đến nỗi khi bước ra thế giới thật cảm thấy thật lạ lẫm, thiếu thực tế, không xác định được hướng đi của mình. Nhiều khi vì Faceboook mà tình cảm của bố mẹ và con cái ngày càng rạn nứt, bạn bè thì xa dần nhau...

Nhưng giờ suy nghĩ kỹ lại thì con thấy cũng không cần quá lo lắng đến vậy, chỉ cần mất thời gian đầu để làm quen và có thêm sự trợ giúp của các con thì sẽ ổn.

Mẹ và tất cả mọi người dù ở lứa tuổi nào đều còn có cuộc sống riêng và muốn chia sẻ với mọi người, nên thực ra con thấy nên ủng hộ mẹ dùng Facebook.

Và con cũng sẽ khá vui vì có mẹ sẵn sàng cùng các con cập nhật tìm hiểu những cái mới.

3.8. Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 về an toàn giao thông

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 9

Hướng dẫn viết thư UPU lần thứ 49 về quản lý an toàn giao thông bằng công nghệ

Gửi chú cảnh sát giao thông mà cháu vô tình gặp.

Hôm nọ cháu là đứa học sinh bị chú giữ lại vì đi ngược chiều trên con đường về nhà quen thuộc. Bình thường cháu vẫn đi như vậy nên rất bất ngờ vì bị "bắt". Nhưng cuối cùng chú chỉ giải thích đúng sai và thả về, cháu rất cảm kích vì điều đó.

Thực ra chương trình giáo dục về an toàn giao thông ở trường cháu cũng thỉnh thoảng diễn ra, và cháu cũng là đứa ham tìm hiểu. Vì thế mà cháu hiểu là tình hình giao thông ở nước ta vẫn rất phức tạp, ý thức người tham gia giao thông vẫn còn hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn đau lòng hoặc nếu không thì là tình trạng ùn tắc giao thông.

Năm 2019 có một tín hiệu tương đối tích cực, đó là số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông giảm xuống dưới 8.000, trong khi 10 năm trước số người thiệt mạng hàng năm là 12.000. Tuy nhiên như vậy bình quân mỗi ngày vẫn có 20 người chết và 50 người bị thương; trong khi việc chấp hành luật giao thông đường bộ dường như vẫn còn lạ lẫm với nhiều người.

Như cháu biết thì Việt Nam ta đang thí điểm xử lý vi phạm giao thông phạt nguội qua camera, và cháu thấy chuyện này rất hữu ích. Thay vì các chú cảnh sát giao thông phải túc trực nắng gió mưa bão ngoài đường mà vẫn không xử lý hết được vi phạm, thì nay camera có thể xử lý thay rất nhiều trường hợp.

Không chỉ vậy xu hướng công nghệ sắp tới còn là ứng dụng AI để nhận biết người lái xe sử dụng điện thoại, hoặc lái xe trong tình trạng say xỉn, buồn ngủ, để lực lượng cảnh sát giao thông ngăn chặn kịp thời.

Một ứng dụng nữa mà cháu thấy rất thiết thực đó là phạt nguội sử dụng hình ảnh quay phim do người dân cung cấp, hoặc do thu thập trên mạng xã hội. Nếu làm triệt để được biện pháp này thì chắc chắn ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông sẽ được cải thiện.

Bản thân hiện nay khi các clip hình ảnh vi phạm luật giao thông được chia sẻ trên mạng xã hội thì cháu có cảm giác nhiều người đã có ý thức tốt hơn. Và các chú cũng không cần phải lo lắng về những người quay clip cãi vã với cảnh sát giao thông, vì cư dân mạng nhìn chung đều có nhận định phán xét đúng đắn.

Đó là những chia sẻ của cháu để hy vọng các chú cảnh sát giao thông luôn yên tâm trong công tác, mang lại sự bình yên trên mỗi tuyến đường.

3.9. Bài mẫu viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020 về tác hại của điện thoại di động

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 10

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 hay nhất: Gửi ông già Noel

Ông già Noel kính mến.

Trước nay cháu đều viết thư cho ông trước mùa Giáng sinh để xin quà, và bằng một cách nào đó đều nhận được món quà mình mong muốn. Năm nay thì cháu sẽ không xin quà nữa ông ạ, dù cháu đang rất thích có một chiếc iPad.

Bởi, nếu nghĩ kỹ thì iPad cũng chỉ để chơi game, xem phim. Cháu đã có một chiếc điện thoại tạm đủ dùng để vui chơi giải trí những lúc rảnh thời gian. Và quan trọng là cháu không muốn cuộc sống của mình bị lệ thuộc vào máy móc, công nghệ.

Ông biết không, công nghệ đang hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống và đem đến cho con người những lợi ích không thể phủ nhận. Nhờ có công nghệ mà cuộc sống ngày một tốt hơn, sức lao động được tiết kiệm. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu cực cũng xuất hiện khi sự lệ thuộc vào công nghệ trở nên quá cao.

Đôi khi vì có điện thoại thông minh quá tiện ích mà người ta trở nên lười vận động, những mối quan hệ cũng trở nên lạnh lùng, khô cứng khi đa số lựa chọn việc duy trì việc gặp gỡ, trò chuyện, quan tâm chỉ qua những lời nhắn bằng mạng xã hội.

Nhiều khi ông sẽ thấy trong các cuộc gặp gỡ bạn bè, hay thậm chí trong cả những bữa cơm gia đình, thì các thành viên không nói chuyện, hỏi han, tán gẫu với nhau, mà mỗi người đều cầm một chiếc điện thoại và chìm đắm vào thế giới của riêng mình.

Hơn nữa cháu cũng có em và không muốn trở thành tấm gương về sự lệ thuộc vào điện thoại, iPad. Ai cũng biết ngồi quá nhiều trước máy tính, điện thoại mà ít hoạt động thì cơ thể con người trở nên nặng nề, ì ạch, dễ mắc các căn bệnh về mắt, tay, đốt sống, tim mạch...

Đó là chưa kể, thời đại Internet toàn cầu cũng có thể khiến cho bộ phận giới trẻ, học sinh, sinh viên tiếp xúc với những văn hóa phẩm thiếu lành mạnh, không đúng lứa tuổi; những bài tuyên truyền, xuyên tạc từ các đối tượng xấu mà ta khó kiểm soát.

Vì thế ông già Noel ạ, năm nay cháu sẽ không xin quà đâu. Điều cháu mong muốn nhất lúc này là niềm an vui, hạnh phúc đích thực của mỗi người thân trong gia đình.

3.10. Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 ngắn về xóa đói giảm nghèo

viet thu upu nam 2020 lan thu 49 11

Viết thư quốc tế UPU lần thứ 49 năm 2020 về tình trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Chỉ cần một thao tác nhỏ trên Google chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện nay trên thế giới vẫn còn có hơn 900 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của con người trên Trái Đất chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.

Thế nhưng, tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở 2 khu vực ở châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Có thể thấy, giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong những năm tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà quốc gia nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt.

Trước đó, Ngân hàng thế giới (WB) công bố lạc quan rằng, tỷ lệ nghèo cùng cực trên thế giới có thể sẽ lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 10% trong những năm tới, so với tỷ lệ này là 29% vào năm 1999.

Dù vậy, với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển kinh tế.

Cuộc chiến chống đói nghèo càng trở nên cam go hơn khi những đợt khủng hoảng kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu. Chính những điều đó đang đẩy không ít người vừa thoát nghèo trở lại cảnh bần cùng, khổ sở hơn bao giờ hết.

Có thể thấy bước vào thiên niên kỷ mới, mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thời đại, nguy cơ chiến tranh thế giới tạm thời bị đẩy lùi nhưng thế giới vẫn luôn biến động không ngừng, tiếng súng có thể nổ bất kỳ lúc và lúc đó máu cũng có thể chảy ở bất cứ nơi nào.

Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, nội chiến, xung đột tôn giáo, dân tộc vẫn xảy ra ở các điểm nóng khắp hành tinh.

Dù ở những vùng nghèo đói nhất của thế giới, con người vẫn đang mải mê thanh toán lẫn nhau bằng súng đạn vì những lợi ích khác nhau đã đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh cùng khổ.

Trẻ em không được tiếp cận với giáo dục, y tế và thậm chí là cả quần áo tươm tất với họ còn là niềm mơ ước. Ở những nơi ấy cũng chẳng khó để bắt gặp những cụ già với đôi mắt vô hồn, quần áo rách rưới, chân tay run rẩy đi xin ăn từng bữa.

Vậy mà, chi phí quân sự hàng năm của một số nước đã lên mức trên một nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 2,7% GDP toàn cầu (trung bình 180 USD/đầu người).

Châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới, lại sở hữu nhiều vũ khí thông thường nhất: 800 triệu dân châu lục này đang sở hữu trên 500 triệu khẩu súng. Chỉ tính riêng khu vực Tây Phi đã chiếm hữu 10 triệu vũ khí hạng nhẹ, kim ngạch buôn bán vũ khí ở khu vực này hàng năm lên đến 7 tỉ USD.

Theo một tính toán của các nhà khoa học và kinh tế, nếu thế giới chỉ tiết kiệm 1% chi phí dành cho quân sự thì sẽ giải quyết được hoàn toàn nạn mù chữ toàn cầu và nạn đói nghèo.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia.

Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới không có người nghèo!

Thân ái và chào tạm biệt!

Bên cạnh những gợi ý Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 kể trên, các em có thể viết bài về các thực trạng trong đời sống xã hội Việt Nam như: tình yêu tuổi học trò, người lớn sử dụng Facebook, an ninh mạng, cách bảo vệ môi trường, khởi nghiệp, xâm hại trẻ em,...

https://9mobi.vn/viet-thu-upu-nam-2020-lan-thu-49-26486n.aspx
Trên đây, Taimienphi.vn đã chia sẻ cho bạn những bài mẫu viết thư UPU 2020 tiêu biểu về các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Hy vọng những nội dung được tổng hợp ở đây có thể mang đến những gợi ý tuyệt vời để các em học sinh hoàn thành tốt bài viết dự thi cuộc thi Viết thư UPU 2020 của mình. Chúc các bạn thành công.

Mẫu CV xin việc đẹp năm 2020
Tính năng khử tiếng ồn trên Microsoft Teams hiện đã hoạt động trên Mac và iOS
Telegram hỗ trợ Voice Chat và bật kiếm tiền trong năm 2021
Các mẫu iPhone 2020 của Apple sẽ hỗ trợ 5G
Code game Xạ Điêu Tiền Truyện mới nhất

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020 ngắn

  • Cách viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020
  • Gợi ý Viết thư UPU lần thứ 49 năm 2020
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.