Có nhiều nguyên nhân khiến điện thoại hiển bị Emergency Calls Only. Đó có thể là vấn đề về phần mềm, sự cố phần cứng hay do dịch vụ mạng. Có một danh sách dài các lý do tiềm năng gây ra vấn đề này. Về mặt kỹ thuật, bạn sẽ không thể sử dụng tính năng cơ bản nhất của điện thoại thông minh là thực hiện cuộc gọi và sử dụng Internet.
Cách sửa lỗi điện thoại thông báo chỉ cuộc gọi khẩn cấp
May mắn thay, có một số cách khắc phục đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Taimienphi.vn đã tổng hợp một hướng dẫn đầy đủ về lý do tại sao điện thoại của bạn báo Chỉ cuộc gọi khẩn cấp với các giải pháp khắc phục kèm theo.
Điện thoại báo chỉ cuộc gọi khẩn cấp - Đây là cách khắc phục
1. Bật/tắt chế độ máy bay
Bật chế độ máy bay sẽ tắt các chức năng không dây của smartphone. Tất cả những gì bạn cần làm là bật chế độ máy bay, chờ vài giây và sau đó tắt tính năng này đi. Bây giờ, bạn hãy kiểm tra xem điện thoại có kết nối mạng hay chưa.
2. Khởi động lại điện thoại
Đôi lúc, phương pháp khởi động lại đơn giản lại có thể giải quyết được nhiều sự cố. Bạn tắt nguồn điện thoại và chờ trong khoảng 30 giây đến 1 phút, sau đó bật nguồn. Việc khởi động lại điện thoại sẽ buộc nó phải cố kết nối mạng một lần nữa. Nếu đây chỉ là một vấn đề nho nhỏ liên quan đến phần mềm thì cách này có thể giải quyết nó.
Tuy nhiên, nếu đã khởi động lại điện thoại mà vẫn không hiệu quả thì bạn có thể thử tháo pin đối với các mẫu điện thoại pin rời. Đây là một loại "soft reset" cũng có thể sửa các lỗi phần mềm. Bạn chỉ cần đảm bảo đã rút dây sạc và tháo pin trong khi điện thoại đang hoạt động.
3. Kiểm tra thẻ SIM
SIM là một loại thẻ kết nối với nhà cung cấp dịch vụ mạng. Do đó, nếu thẻ SIM đặt sai vị trí, nó không thể liên lạc với điện thoại di động và điều này dẫn đến tình huống điện thoại của bạn báo Chỉ các cuộc khỏi khẩn cấp. Đôi khi bạn làm rơi điện thoại khiến thẻ SIM nằm lệch vị trí. Trong trường hợp này, bạn cần tắt nguồn điện thoại, tháo SIM và đảm bảo rằng thẻ SIM được đặt ở đúng vị trí trong khe cắm của nó. Sau đó, hãy khởi động lại điện thoại và kiểm tra xem sự cố còn tồn tại hay không.
Ngoài ra, nếu điện thoại của bạn vẫn báo không có thẻ SIM và Chỉ cuộc gọi khẩn cấp, thì cũng có thể SIM bị hỏng hay bám bụi. Trong trường hợp nếu bạn tìm thấy thứ gì đó có thể ảnh hưởng đến chức năng của thẻ, hãy thử lau chip bằng cục tẩy mềm hoặc vải cotton khô. Để đảm bảo SIM hoạt động bình thường, bạn hãy thử lắp SIM vào một điện thoại khác sử dụng cùng một nhà mạng. Nếu điện thoại vẫn báo không có dịch vụ và Chỉ cuộc gọi khẩn cấp, thì đã đến lúc để thay SIM mới.
4. Sử dụng điện thoại ở nơi không có sóng
Thông báo Chỉ cuộc gọi khẩn cấp xuất hiện ở bất cứ nơi nào bạn đi và nó xảy ra liên tục? Nếu không phải như vậy và nó chỉ xuất hiện tại một số địa điểm cụ thể, thì có thể vấn đề này là do tín hiệu kém từ phía nhà mạng trong những khu vực đó. Nếu người khác bên cạnh cũng gặp phải sự cố tương tự, thì điều này nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn.
5. Tìm kiếm dịch vụ mạng
Bạn vào Settings > Wireless and Networks (hoặc More networks tùy vào phiên bản hệ điều hành Android) > Mobile networks > Network operators (nếu có) > Search networks. Sau đó, tắt và bật nguồn điện thoại, và xem điện thoại đã có dịch vụ mạng hay chưa.
Nếu thiết bị Android của bạn có tùy chọn Network operators và nó xuất hiện với màu xám, không cho phép bạn mở nó để tìm kiếm mạng, thì cài đặt này trên điện thoại có thể đã được thiết lập đúng và bạn có thể bỏ qua bước này.
6. Điện thoại bị đánh dấu là mất hoặc trộm cắp
Nếu điện thoại bạn đang sử dụng đã được báo mất hay đánh cắp, thì nhà mạng có thể chặn địa chỉ IP của điện thoại và vô hiệu hóa các dịch vụ. Các nhà mạng không muốn những chiếc điện thoại bị ăn cắp như bình thường vì rất có thể kẻ cắp sẽ lợi dụng điện thoại để thực hiện hành vi gian lận hoặc lừa đảo. Chính vì vậy, một chiếc điện thoại được đánh dấu là bị mất hay bị đánh cắp chỉ có thể cho phép thực hiện một loại cuộc gọi duy nhất từ đó trở đi và đấy là các cuộc gọi khẩn cấp.
Trong trường hợp này, bạn có thể tìm hiểu xem điện thoại của mình có phải là điện thoại bị đánh cắp hay không bằng cách liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ mạng của bạn và hỏi họ về trạng thái của thiết bị.
7. Thiết kế và thiệt hại vật lý
* Ăng-ten
Smartphone không còn có ăng-ten lộ thiên như xưa nữa nhưng điều đó không có nghĩa là ăng-ten không tồn tại và không còn quan trọng. Một số điện thoại có ăng-ten được tích hợp vào mặt sau của điện thoại. Điều đó có nghĩa là nếu nắp sau bị tháo hoặc hỏng thì ăng-ten không còn và dịch vụ không có. Cách giải quyết ở đây là bạn cần liên hệ với nhà sản xuất điện thoại hoặc cửa hàng sửa chữa uy tín để mua mặt lưng thay thế cho thiết bị.
* Hư hỏng do rơi vỡ hoặc ngấm nước
Nếu điện thoại thường xuyên bị rơi hoặc tiếp xúc nước trong khoảng thời gian sự cố này bắt đầu thì điện thoại có thể bị hỏng và gây ra lỗi Emergency Calls Only. Hầu hết các điện thoại đều có LDI (Chỉ báo thiệt hại chất lỏng) và nó sẽ thay đổi màu sắc nếu điện thoại tiếp xúc với chất lỏng đủ để gây ra thiệt hại. Nếu LDI tiếp xúc với chất lỏng, nó sẽ đổi màu từ trắng sang đỏ hoặc hồng. Lúc này, bạn nên mang điện thoại ra trung tâm sửa chữa uy tín.
* Thời gian và môi trường
Tình trạng tắc nghẽn cũng xảy ra đối với dịch vụ mạng. Nếu bạn đang tham gia giao thông vào giờ cao điểm hoặc đang có mặt tại khu vực đông người, thì việc có quá nhiều người cùng sử dụng khiến mạng bị tắc nghẽn và do đó, dẫn đến lỗi Chỉ cuộc gọi khẩn cấp.
* Thời tiết và thiên tai
Đây là một trong những nguyên nhân khó xảy ra nhất, nhưng mưa gió, bão, mưa đá và các điều kiện thời tiết khác có thể ảnh hưởng đến việc điện thoại có dịch vụ hay không. Thiên tai là một trong những nguyên nhân tồi tệ nhất và thường nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ ai. Chẳng hạn như, bão có thể làm đổ các cột phát sóng di động khiến dịch vụ mạng bị mất hoặc gián đoạn.
8. Lỗi phần mềm
Vấn đề liên quan đến phần mềm là những thứ bạn có thể tự mình khắc phục.
* Ứng dụng
Một số sự cố phần mềm trên điện thoại thường liên quan đến các ứng dụng bên thứ 3 đã được người dùng download và cài đặt. Nếu gần đây bạn vừa tải xuống một ứng dụng và lỗi xảy ra, thì bạn hãy thử gỡ cài đặt app và xem vấn đề đã được giải quyết hay chưa.
* Cập nhật firmware và phần mềm
Hãy đảm bảo bạn đã nâng cấp điện thoại lên phiên bản mới nhất và đừng quên cập nhật cả những ứng dụng đã được cài đặt trên điện thoại. Trong nhiều trường hợp, phiên bản cũ của hệ điều hành là thủ phạm của nhiều vấn đề và việc update có thể khắc phục được chúng.
* Kiểm tra IMEI
Nếu điện thoại của bạn mắc kẹt với thông báo Chỉ cuộc gọi khẩn cấp thì có lẽ nhà mạng đã chặn thiết bị của bạn vì lý do nào đó và nếu điều đó xảy ra thì IMEI điện thoại cũng có thể bị liệt vào danh sách đen. Để kiểm tra trạng thái IMEI trên smartphone, bạn có thể truy cập www.imei.info.
Ngoài ra, bạn có thể quay số * # 06 # trên điện thoại của mình và nếu IMEI báo Null, điều đó có nghĩa là thư mục EFS có thể bị hỏng hoặc đã bị chặn. Trong trường hợp đó, bạn phải flash lại firmware mới nhất và xem liệu nó có khôi phục thư mục EFS mặc định hay không.
* Lỗi hoặc virus
Nếu một ứng dụng hoặc file độc hại được tải xuống từ trên mạng khiến điện thoại bị lỗi hoặc nhiễm virus, thi rất khó để tìm ra file đó và loại bỏ nó khỏi thiết bị. Ngay cả khi đã gỡ cài đặt thủ phạm thì việc đó cũng không đảm bảo nó không để lại thứ gì đó gây rắc rối trên điện thoại. Chính vì thế, bạn cần nâng cao cảnh giác, không download file và ứng dụng từ những trang web không đáng tin cậy.
* Khôi phục cài đặt gốc
Một cách gần như chắc chắn có thể giải quyết các vấn đề phần mềm trên di động là thực hiện khôi phục cài đặt gốc của điện thoại hay còn được gọi là hard reset. Hard reset sẽ xóa tất cả mọi thứ khỏi điện thoại và đưa nó về cài đặt mặc định.
Tuy hard reset có thể loại bỏ toàn bộ lỗi, trục trặc, virus, ứng dụng độc hại..., nhưng nó cũng sẽ xóa sạch tất cả dữ liệu người dùng. Do đó, bạn cần sao lưu toàn bộ thông tin trên điện thoại trước khi thực hiện hard reset để không mất bất kỳ dữ liệu quan trọng nào.
9. Tháo thẻ SD
Không giống như thẻ SIM, thẻ nhớ hiếm khi gây ra vấn đề trên điện thoại và nếu có thì rất ít khả năng liên đến mạng, nhưng để không bỏ sót một nguyên nhân tiềm năng nào, bạn hãy tắt nguồn điện thoại, tháo thẻ nhớ ngoài (nếu có) và sau bật nguồn điện thoại. Hãy kiểm tra xem liệu việc tháo thẻ SD có khắc phục sự cố Chỉ cuộc gọi khẩn cấp hay không. Nếu lỗi biến mất, thì vấn đề là do thẻ nhớ và bạn chỉ cần thay thế nó với một thẻ nhớ mới.
10. Liên hệ với nhà mạng
Sau khi áp dụng nhiều cách khắc phục khác nhau mà lỗi Chỉ cuộc gọi khẩn cấp vẫn còn, thì bạn hãy thử gọi cho nhà mạng hiện tại của mình và giải thích toàn bộ tình huống mà bạn đã trải qua. Họ chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để giúp bạn giải quyết vấn đề.
Lỗi Chỉ cuộc gọi khẩn cấp và không có dịch vụ có thể là một trong những vấn đề gây khó chịu nhất trên điện thoại di động, nhưng nếu thực hiện theo các giải pháp được chia sẻ ở trên, bạn có thể xác định được nguyên nhân thực sự và làm cho điện thoại hoạt động bình thường trở lại.
Ngoài ra, nếu bạn chưa biết cách làm thế nào để cài đặt cuộc gọi khẩn cấp trên thiết bị của mình, bạn hãy tham Cách thiết lập cuộc gọi khẩn cấp trên điện thoại tại đây.
APPS LIÊN QUAN
Edit Prefix Number cho Android
Sửa lỗi danh bạ trên iPhone lock
Trend Micro Heartbleed Detector
Phát hiện lỗi trái tim rỉ máu trên Android