Tiêu điểm

Cách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, RealmeTop 5 phần mềm chống lag khi chơi game trên điện thoại

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Nguyễn Thuý Thanh - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Dưới đây là một số cách Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ngắn gọn, đầy đủ các nội dung cơ bản nhằm hỗ trợ các em học sinh trong quá trình em ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học về tác phẩm này.
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Phân tích hai khổ đầu bài Tràng Giang của Huy Cận hay, ngắn gọn
Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến
Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất

Đề bài: Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

phan tich kho 3 bai tho tay tien cua quang dung

Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 

1. Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 1:

Với Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã làm sống dậy một thời hào hùng cùng những người lính kiên cường mà lãng mạn, bi tráng mà hào hoa.

Bài làm:

Có thể nói, nếu chọn năm tác giả tiêu biểu của giai đoạn văn học thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, có thể không có Quang Dũng nhưng nếu chọn năm bài thơ tiêu biểu, nhất định Tây Tiến phải được nhắc tên, đứng ở hàng danh dự. Đọc Tây Tiến, chúng ta sống lại một thời lửa cháy cùng đoàn quân lừng tiếng đã đi vào lịch sử, chúng ta có thể quên một Số câu thơ trong bài, nhưng không thê quên được hình ảnh đoàn quân ấy:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành!

Nếu như ở những đoạn thơ đầu, hình ảnh đoàn quân mới hiện lên qua nét vẽ gián tiếp - nói đến gian khổ, hi sinh và địa bàn hoạt động - thì ở đây, đoàn quân ấy đã hiện lên với những nét vẽ cụ thể, gân guốc, rạch ròi. Đã thành khuôn sáo khi đề cập đến sự can trường của các chiến binh. Ở đây, ta tưởng như gặp một mô-típ như thế.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

2. Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 2:

Trong không gian núi rừng Tây Bắc kì vĩ, hiểm trở nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa sống động hình tượng những người lính Tây Tiến đầy hào hoa, tráng lệ.

Bài làm:

Trên cái nền hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội của núi rừng và duyên dáng thơ mộng, mỹ lệ của Tây Bắc, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp đầy tính chất bi tráng:

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm"

Như ở trên đã thấy, cách tả cảnh của Quang Dũng đã lạ mà đến đây, cách tả người càng lạ hơn. Thơ ca thời kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo. Chính Hữu trong bài thơ "Đồng chí" đã trực tiếp miêu tả căn bệnh ấy:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vầng tráng ướt mồ hôi"

Còn ở đây,nhắc đến hình ảnh "Đoàn binh không mọc tóc",tác giả đã gợi lại hình ảnh anh "vệ trọc" một thời.Nhưng câu thơ còn có ý tả thực về một hiện thực trần trụi và khắc nghiệt: những con suối độc,những trận sốt rét rừng đã làm cho ngừoi lính xanh xao, rụng tóc.Hình ảnh lạ thường nhưng không hề quái đản.Người lính dù có tiều tụy nhưng vẫn ngời lên một phẩm chất đẹp đẽ, kiêu hùng: "không mọc tóc" chứ không phải là "tóc không mọc". "Không mọc tóc" có vẻ như là không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc... thể hiện thái độ coi thường gian nguy, vượt lên hoàn cảnh của người lính Tây tiến.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

3. Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 3:

Nỗi nhớ đồng đội, nhớ về những tháng ngày kháng chiến của nhà thơ Quang Dũng được lắng đọng lại trong khổ ba bài thơ Tây Tiến.

Bài làm:

Quang Dũng (1921 - 1988) là nghệ sĩ đa tài, có hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về những người lính Tây Tiến và xứ Đoài quê mình. Trong các sáng tác của ông thì Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất, tiêu biểu cho đời thơ, phong cách sáng tác của ông. Bài thơ được viết bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ. Có thể nói, nỗi nhớ da diết những người đồng đội Tây Tiến của Quang Dũng được lắng đọng trong tám câu thơ khắc hoạ bức chân dung người lính Tây Tiến:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Bài thơ Tây Tiến được in trong tập thơ "Mây đầu ô" (xuất bản năm 1986) nhưng trước đó đã được bao thế hệ người yêu thơ truyền tay tìm đọc. Tác giả sáng tác bài thơ này từ năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh khi ông đã rời khỏi đoàn quân Tây Tiến chuyển sang hoạt động tại một đơn vị khác. Đơn vị quân đội Tây Tiến được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực Pháp tại Thượng Lào và miền Tây Bắc bộ Việt Nam.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

4. Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 4:

Xuyên suốt bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với binh đoàn Tây Tiến, vùng đất Tây Bắc và những người đồng đội từng vào sinh ra tử. Nỗi nhớ ấy được tập trung và thể hiện rõ nhất qua khổ ba của bài thơ Tây Tiến.

Bài làm:

Theo dòng kí ức, ngược về quá khứ, ta đã bắt gặp không biết bao nhiêu hồn thơ khiến mỗi chúng ta đắm say mê mẩn như lạc vào thế giới đó. Quang dũng cũng là một nhà thơ như vậy. Ông là người tài hoa, vẽ tài hát giỏi, thơ hay. Ông để lại cho đời nhiều bài thơ với những âm hưởng đặc sắc. Tiêu biểu là bài thơ Tây Tiến mang đậm nét hào hùng, bi tráng pha chất lãng mạn mà ta được học ở chương trình phổ thông. Có thể nói, cả bài thơ là nỗi nhớ về Tây Tiến, về những người đồng đội nhưng nỗi nhớ da diết, lắng đọng nhất lại được nhà thơ tập trung thể hiện rõ nhất ở việc khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ ở khổ 3 của bài thơ:

"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh mà lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo dài thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Thật vậy, bài thơ Tây Tiến được ra đời trong những năm không thể nào quên của Quang Dũng. Tây Tiến là một tên một đơn vị bộ đội được thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng vũ trang Lào bảo vệ biên giới. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại làng Phù Lưu Chanh, với nỗi nhớ Tây Tiến da diết với những năm tháng mưa bom bao đạn không thể nào quên, ông chắp bút cho ra bài thơ đặc sắc Tây Tiến, in trong tập Mây đầu ô năm 1986.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

5. Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 5:

Đoạn 3 của bài thơ Tây Tiến không chỉ hướng đến khắc họa hình ảnh của những người lính mà còn tập trung làm nổi bật những vẻ đẹp ngang tàng, bất khuất mà cũng quá đỗi hào hoa, lãng mạn của họ.

Bài làm:

Cả bài thơ là nỗi nhớ dạt dào về Tây Tiến, với những kỉ niệm một thời. những khó khăn trong cuộc sống và chiến đấu. cũng như những giờ phút thanh bình bên người dân Tây Bắc. Bài thơ còn miêu tả rất thực về hình ảnh của người lính. Về tinh thần và những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Môt đoạn thơ khắc họa rõ về những chàng trai Tây Tiến và hình ảnh tả thực gợi lên trong lòng người đọc nhiều niềm thương cảm và cả ngưỡng mộ.

Đoạn được mở đầu bằng lời miêu tả thẳng không chút tránh né sự thật.

Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Cuộc sống chốn rừng núi Tây Bắc thiếu thốn vô cùng. Quân chiến đấu không đủ ăn, mặc không đủ ấm. Để chiến đấu họ phải cạo trọc đầu tạo thành đoàn "vệ trọc" "vệ đỏ" để kẻ thù không thể nắm được họ. Nhưng nguyên nhân khác là những cơn sốt rét rừng cực kỳ nguy hiểm, cứ đe dọa, rình rập, sẵn sàng lấy đi tính mạng của họ bất cứ lúc nào.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

Cùng với bài Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, các em có thể tham khảo thêm một số bài phân tích khác như: Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương; Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương; Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

https://9mobi.vn/phan-tich-kho-3-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung-25431n.aspx
 

5 bài văn mẫu phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc
Phân tích Tràng giang
Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất
Phân tích Bài thơ tiểu đội xe không kính

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

  • cảm nhận khổ 3 bài thơ Tây Tiến
  • vẻ đẹp người lính Tây Tiến trong khổ 3
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.