Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Bà cụ Tứ là mẹ của anh Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trước "sự kiện" nhặt vợ đầy bất ngờ của anh con trai, bà cụ Tứ đã có những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp. Các em hãy cùng tìm hiểu và Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt để thấy được những suy nghĩ, vẻ đẹp phẩm chất cũng như tấm lòng đáng quý của người mẹ ấy trong truyện ngắn.
Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

Nội dung bài viết:
1.Dàn ý
2. Bài số 1
3. Bài số 2
4. Bài số 3
5. Bài số 4
6. Bài số 5

Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
 

I. Dàn ý chi tiết

Dàn ý Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt đã đưa ra những luận điểm chính cho bài viết, các em có thể dựa vào dàn ý để triển khai và hoàn thiện bài văn mẫu.


1. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Kim Lân (đặc điểm về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách nghệ thuật,...)
- Giới thiệu những nét khái quát về truyện ngắn "Vợ nhặt" (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của tác phẩm, những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn "Vợ nhặt".


2. Thân bài

a. Giới thiệu những nét khái quát về nhân vật bà cụ Tứ
- Tuy không xuất hiện nhiều trong tác phẩm như nhân vật Tràng song nhân vật bà cụ Tứ vẫn để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.
- Ngoại hình của nhân vật bà cụ Tứ hiện lên thật nghèo khổ, lam lũ, cơ cực: "dáng người lọng khọng", "vừa đi vừa húng hắng ho, vừa lẩm bẩm tính toán".

b. Diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ
- Khi trở về nhà, nhìn thấy Tràng cùng người vợ nhặt ở nhà, trong lòng bà cụ Tứ hiện lên một nỗi ngạc nhiên đến khôn cùng, hàng loạt câu hỏi hiện lên trong bà.
→ Bà cụ Tứ không hiểu, không biết người đàn bà kia là ai không phải vì bà không hiểu mà bởi bà lão ngạc nhiên, không ngờ và không dám tin rằng con trai mình lại có vợ trong những ngày nạn đói diễn ra khủng khiếp.

>> Xem dàn ý chi tiết TẠI ĐÂY


II. Bài văn mẫu


1. Mẫu số 1:

Bài văn mẫu không chỉ tập trung phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ mà còn mở rộng liên hệ với những tác phẩm văn học khác, qua đó làm cho bài viết sinh động, hấp dẫn hơn.

Bài làm:

Trước và sau Cách mạng tháng Tám, dù viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một nhà văn chân chất vốn là đứa con của đồng ruộng. Trong bối cảnh của nạn đói năm 1945, Kim Lân viết truyện ngắn Vợ nhặt. Tác phẩm là một đóng góp xuất sắc cho nền văn xuôi dân tộc. Với một cốt truyện đơn giản nhưng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Vợ nhặt đề cập đến một vấn đề lớn có tính hiện thực và nhân đạo sâu sắc; những con người Việt Nam lương thiện, trong tai họa đói kém khủng khiếp do thực dân, phát xít gây ra, đã cưu mang đùm bọc nhau và hi vọng, trông chờ vào sức mạnh giải phóng của cách mạng. Ấn tượng sâu đậm của người đọc với tác phẩm có lẽ là tấm lòng đáng quý của mẹ con Tràng và cũng là tâm lòng thật đáng quý của nhà văn đối với những người lao động nghèo khổ.

Anh Tràng có vợ trong một hoàn cảnh không bình thường. Không phải anh Tràng cưới vợ, cũng không phải là lấy vợ theo nghĩa thông thường mà là "nhặt vợ", nói như người miền Trung và miền Nam là "lượm vợ" ở ngoài đường. Nhưng việc làm đó lại có ý nghĩa nhân ái của một lấm lòng nhân hậu. Thấy người đàn bà đói quá anh sẵn sàng cho ăn dù chẳng dư dật gì. Thấy người đàn bà quyết tâm theo mình, dù cũng sợ cho tương lai, anh vẫn không nỡ nào từ chối. Tràng dắt vợ về nhà trong một tâm trạng vừa lo lắng bâng quơ và sung sướng một cách mới mẻ, lạ lẫm...

Nhân vật thứ hai của câu truyện, bà cụ Tứ, mẹ Tràng không được tác giả nói đến nhiều nhưng qua những nét đặc tả và tâm lý tính cách rất chân thật sinh động, nhân vật đã tạo được một sự cảm thông sâu sắc với người đọc. Cũng như Tràng, người mẹ khốn khổ, già yếu sống trong một xóm ngụ cư vất vưởng ấy một người đàn bà nhân hậu...(Còn nữa)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Hướng dẫn cách phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt


2. Mẫu số 2:

Bài văn mẫu tập trung phân tích những biến đổi trong tâm trạng của bà cụ Tứ khi ngôi nhà bỗng nhiên xuất hiện một cô con dâu mới. Những cảm xúc, suy nghĩ của bà cụ Tứ được phân tích chi tiết, cảm động.

Bài làm:

Là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, những trang viết của nhà văn Kim Lân luôn hướng về cuộc sống và người dân quê với cuộc sống nghèo khổ thiếu thốn mà lạc quan, yêu đời, và truyện ngắn "Vợ nhặt" là một trong số những tác phẩm như thế. Truyện ngắn "Vợ nhặt" đã khắc họa thành công những hình tượng nhân vật độc đáo để từ đó, người đọc có thể cảm nhận hết cuộc sống, số phận con người trong nạn đói ấy và nhân vật bà cụ Tứ là một trong những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Nhân vật bà cụ Tứ tuy không xuất hiện nhiều trong tác phẩm như nhân vật Tràng hay nhân vật người vợ nhặt song nhân vật bà cụ Tứ vẫn để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Ngoại hình của nhân vật bà cụ Tứ hiện lên dưới ngòi bút của Kim Lân thật nghèo khổ, lam lũ, cơ cực bằng hàng loạt các chi tiết, hình ảnh độc đáo. Đó là cái "dáng người lọng khọng", "vừa đi vừa húng hắng ho, vừa lẩm bẩm tính toán".

Nhưng có lẽ, ở nhân vật bà cụ Tứ, người ta ấn tượng với bà nhiều hơn cả chính là ở diễn biến tâm trạng, những dòng cảm xúc vui buồn lẫn lộn của bà trước sự kiện Tràng - con trai mình có vợ. Khi trở về nhà, nhìn thấy Tràng cùng người vợ nhặt của mình ở nhà, trong lòng bà cụ Tứ hiện lên một nỗi ngạc nhiên đến khôn cùng, hàng loạt câu hỏi cứ thế gọi nhau hiện về trong bà "sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà mình thế kia? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?" Có lẽ, bà cụ Tứ không hiểu, không biết người đàn bà kia là ai không phải vì bà không hiểu mà bởi bà lão ngạc nhiên, không ngờ và không dám tin rằng con trai mình lại có vợ trong những ngày nạn đói diễn ra khủng khiếp như thế....(Còn nữa)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.


3. Mẫu số 3:

Bài văn được phân tích tương đối chi tiết về hoàn cảnh, tâm trạng của bà cụ Tứ khi anh Tràng bất ngờ dẫn về một cô vợ và sau khi gia đình đã có một người con dâu.

Bài làm:

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về người nông dân của nhà văn Kim Lân. Bằng ngòi bút nhân đạo của mình, người nghệ sĩ ấy không chỉ khắc họa những hình ảnh chân thực đến mức xót xa về người nông dân mà qua đó còn nói lên niềm cảm thương sâu sắc trước số phận bấp bênh, khốn cùng của họ. Trong tác phẩm, cả ba nhân vật Tràng, Thị và mẹ Tràng đều có những nỗi niềm riêng, những khổ tâm riêng, song sau tất thảy trong tâm hồn họ vẫn ánh lên những vẻ đẹp đáng được trân trọng. Nhân vật bà cụ Tứ- mẹ Tràng là nhân vật có tâm lí diễn biến khá phức tạp được nhà văn diễn tả rất thành công.

Bà cụ Tứ trước hết là một người đàn bà, nghèo khổ, góa chồng, sống cùng con trai ở xóm Ngụ Cư, cậu con trai tên Tràng, dù đã lớn những anh cu khá ngờ nghệch, lại xấu xí, thô kệch. Hai mẹ con sống với nhau, cùng nhau trải qua những gian khổ của cuộc sống thiếu thốn xã hội những năm 1945. Bà chưa bao giờ dám nghĩ anh cu Tràng con mình sẽ có vợ dù lòng bà rất muốn có một người con dâu bởi bà biết con mình thế nào, hoàn cảnh của gia đình ra sao.

Khi anh cu Tràng dắt vợ về chờ đợi mẹ trong căn nhà rách nát ấy, lúc về tới nhà, thấy một người đàn bà đang ngồi ở đầu giường của cậu con trai, bà rất ngạc nhiên. Và càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng chào mẹ từ miệng người đàn bà ấy. Anh cu Tràng biết mẹ chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra bền cất tiếng " Kìa nhà tôi nó chào u....Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ". Tiếng nói ấy, lời khẳng định ấy được cậu con trai của bà thốt ra, bà vẫn chưa thể tin được đây là sự thật, cố nhìn cho kĩ người đàn bà vẫn đang ngồi nơi đầu giường: "Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào....(Còn nữa)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Bài văn Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ chi tiết, dễ hiểu
 

4. Mẫu số 4:

Bài viết là những phân tích chi tiết về hoàn cảnh cùng những biến chuyển phức tạp nhưng cũng đầy xúc động trong tâm trạng của bà cụ Tứ, qua đó làm nổi bật lên hình ảnh một người mẹ thương con, một người đàn bà nhân hậu, thấu hiểu lẽ đời.

Bài làm:

Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc. Ông viết rất hay về thú "phong lưu đồng ruộng". "Nên vợ nên chồng" và "Con chó xấu xí" là hai tập truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn. Vợ nhặt - một truyện ngắn độc đáo rút trong tập "Con chó xấu xí" xuất bản năm 1962. Truyện thấm đẫm tinh thần nhân đạo đã phản ánh cuộc đời nghèo khổ, cơ cực và khát vọng về hạnh phúc gia đình của người nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc. Bối cảnh của truyện là trận đói kinh khủng năm 1945. Nhà văn kể về chuyện anh cu Tràng "nhặt" được vợ khi cả xóm ngụ cư người chết đói như rạ. Trong ba nhân vật của truyện, hình ảnh bà cụ Tứ - mẹ anh cu Tràng để lại cho người đọc nhiều ấn tượng.

Cuộc đời bà cụ Tứ thật đáng thương: tuổi già, nhà nghèo, góa bụa, hiền lành và thầm lặng ... Bà cụ lần đầu xuất hiện trong bóng hoàng hôn tê tái, khi người con trai làm nghề kéo xe dẫn người đàn bà xa lạ về gia đình bà. Một mái nhà tranh "đứng rúm ró trên mảnh vườn cỏ mọc lổn nhổn những cái bụi cỏ dại". Sau tấm phên rách nát là những "niêu bát, sống áo vứt bừa bãi cả trên giường dưới đất". Người mẹ già nghèo khổ "hung hắng ho" chẳng khác nào một chiếc bóng "lọng khọng đi vào ngõ". Bà cụ ngạc nhiên khi chợt thấy một người đàn bà xa lạ đứng ngay đầu giường thằng con mình. Bà lão "đứng sững lại ", càng ngạc nhiên hơn. Bà băn khoăn tự hỏi: "Sao lại chào mình bằng u? Không phải cái Đục mà. Ai thế nhi?". Bà hấp háy mắt, thấy mắt mình "nhoèn ra", ... rồi "lập cập" bước vào nhà. Lại nghe một tiếng chào nữa, bà lão "băn khoăn" ngồi xuống giường, lòng bà phân vân không kể xiết! Sau khi nghe Tràng giới thiệu người khách lạ, bà cụ Tứ vừa mừng vừa lo lại tủi thân. Lòng bà xáo trộn bao nỗi niềm. Một đời người trải qua nhiêu đau khổ, mất mát, cay đắng, bà lấy làm xót xa, thấy mình làm mẹ mà không tròn bổn phận với con. Bà khóc. Tâm trạng cay đắng, chua xót: "Lòng người mẹ già nghèo khổ ấy... vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình"...(Còn nữa)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.


5. Mẫu số 5:

Bài văn có cách dẫn dắt, triển khai tự nhiên, vì vậy dù dung lượng bài viết không quá dài nhưng vẫn thể hiện được những diễn biến tâm trạng phức tạp trong nhân vật bà cụ Tứ, tạo được sức hấp dẫn với người đọc.

Bài làm:

Những người mẹ luôn là người đem lại tình thương yêu lớn nhất, tình yêu bao la ấy có thể vượt qua những khó khăn, những thiếu thốn vật chất để mang lại một cuộc sống an lành hạnh phúc cho nhau. Trong nền văn học Việt Nam biết bao nhiêu nhà văn xây dựng được hình tượng người mẹ như thế. Nếu như Nguyễn Minh Châu xây dựng người mẹ đầy đức hi sinh là người đàn bà hàng chài thì Kim Lân lại xây dựng thành công nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Ngoài những phẩm chất của bà thì nhà văn đi vào miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật này. Để từ đó chúng ta càng thấy được những hi sinh, những nỗi niềm thương con vô bờ bến của bà.
Cụ Tứ là một người đã có tuổi, chồng thì đã mất con gái tên Đục thì đã đi lấy chồng bà sống với con trai tên là Tràng. Hai mẹ con bà xuất hiện trong nền cảnh của nạn đói năm 1945...(Còn tiếp)
 
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

 

Qua việc Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ, các em đã có những cảm nhận sâu sắc về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ với tấm lòng thương con, giàu trải nghiệm cùng niềm tin mạnh mẽ vào cuộc sống. Bên cạnh đó, để học tốt các em có thể tham khảo thêm: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt và Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

 

Bài văn Phân tích vẻ đẹp của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
Văn mẫu tả Bức tranh phố huyện và tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

APPS LIÊN QUAN

ĐỌC NHIỀU