Tiêu điểm

Cách sửa lỗi iTunes không nhận iPhone hiệu quả nhấtCách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, Realme

Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

vnchecker - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Thương vợ là tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tú Xương, được chọn học trong chương trình Ngữ văn 11, tập 1, các em cùng tham khảo bài viết Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương để hiểu hơn về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm này.
Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương
Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc

Đề bài: Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

phan tich bai tho thuong vo cua tu xuong

Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương

 

 

1. Phân tích bài thơ Thương vợ, bài mẫu số 1:

Thương vợ là bài thơ trữ tình nổi tiếng của nhà thơ Tú Xương, lời thơ thủ thỉ như lời tâm sự, lời giãi bày cũng giống lời tự trách của nhà thơ trước sự vất vả, cực nhọc của bà Tú.

Bài làm:

Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của cái xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình, chứa chất bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về tình người và tình đời sâu nặng.

"Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.

Sáu câu thơ đầu nói lên hình ảnh bà Tú trong gia đình là một người vợ rất đảm đang, chịu thương chịu khó. Nếu bà vợ của Nguyễn Khuyến là một phụ nữ "hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn vấy quai cồng, tất tảchân nam đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc" (câu đối của Nguyễn Khuyến) thì bà Tú lại là một người đàn bà:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng"

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

2. Phân tích bài thơ Thương vợ, bài mẫu số 2:

Qua bài thơ Thương vợ, nhà thơ Tú Xương đã thể hiện tình cảm thương yêu, trân trọng đối với tấm lòng, sự hi sinh của bà Tú cho gia đình, chồng con.

Bài làm:

Thơ xưa viết về người vợ đã ít, mà viết về người vợ khi còn sống càng hiếm hoi hơn. Các thi nhân thường chỉ làm thơ khi người bạn trăm năm đã qua đời. Kể cũng là điều nghiệt ngã khi người vợ đi vào cõi thiên thu mới được bước vào địa hạt thi ca.

Bà Tú Xương có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được: Ngay lúc còn sống bà đã đi vào thơ ông Tú Xương với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chồng. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn viết về người vợ mà bài Thương vợ là một trong những bài xuất sắc nhất.

Tình thương vợ sâu nặng của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian lao và phẩm chất cao đẹp của người vợ.

Câu thơ mở đầu nói hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm. Quanh năm là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải chỉ một năm. Địa điểm bà Tú buôn bán là mom sông, cái doi đất nhô như lời giới thiệu, lại như một bối cảnh làm hiện lên hình bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi:

Quanh năm buôn bán ở mom sông.

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

3. Phân tích bài thơ Thương vợ, bài mẫu số 3:

Tú Xương là nhà Nho có tài nhưng mãi lận đận trong chuyện thi cử, vì vậy mà chuyện lớn nhỏ trong gia đình đều đổ dồn lên đôi vai của bà Tú. Bài thơ Thương vợ chính là sự trân trọng, tấm lòng thương yêu của Tú Xương dành cho vợ của mình.

Bài làm:

Trần Tế Xương (bút danh là Tú Xương) là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình (trong tiếng cười có nước mắt). Dòng trữ tình trong thơ Tú Xương đôi khi được tách ra thành những bài thơ trữ tình thuần khiết, thấm thía. Hai kiệt tác "Sông Lấp" và "Thương vợ" tiêu biểu cho dòng thơ trữ tình của Tú Xương.

Bài thơ sau đây là bài "Thương vợ" của Tú Xương:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!"

Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ông học giỏi nhưng phải cái ngông quá, thật ra thái độ ngông của ông là một cách ông phản kháng lại chế độ thi cử lạc lậu, quan trường "ậm ọc" lúc bấy giờ. Mà đậu được cái tú tài thì rồi cũng làm "quan tại gia" thôi. Hồi đó phải đậu cử nhân mới được bổ tri huyện. Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú.

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

4. Phân tích bài thơ Thương vợ, bài mẫu số 4:

Thương vợ đã làm nổi bật dáng vẻ tần tảo ngược xuôi cùng những hi sinh thầm lặng của bà Tú dành cho gia đình, chồng con.

Bài làm:

Trần Tế Xương hay còn có bút danh là Tú Xương, ông là một tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm mang chất trào phúng và trữ tình. Ông chỉ sống 37 tuổi và học vị tú tài, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Ông để lại khoảng 100 tác phẩm gồm: thơ, văn tế, phú, câu đối, ... Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ "Thương vợ". Một bài thơ tô đọng trong đó là những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó vì hạnh phúc của chồng con. Bài thơ được Tú Xương viết như sau:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!"

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với bố cục được chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần hai câu nhằm khắc họa một cách sắc nét hình ảnh bà Tú- vợ Tú Xương, cũng như đang nói lên một phần nào đó hình ảnh người phụ nữ ở xã hội xưa. Trong hai cầu đề Tú Xương đã giới thiệu một cách khái quát về công việc của bà Tú. Đó là sự tần tảo "quanh năm" buôn bán ở mom sông, việc mua bán này không hề có cửa tiệm hay vốn liếng nhiều. Đây là một công việc vất vả, cực nhọc, thu nhập bất ổn song bà Tú vẫn đang "nuôi đủ" năm con với một chồng mà không một lời oán trách.

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

5. Phân tích bài thơ Thương vợ, bài mẫu số 5:

Bằng những lời kể giản dị, chân thành nhà thơ Tú Xương đã mang đến những hình dung chân thực cho người đọc về dáng vẻ cùng những phẩm chất đáng trân trọng ở bà Tú.

Bài làm:

Trần Tế Xương hay còn có bút danh là Tú Xương, ông là một tác giả nổi tiếng với nhiều tác phẩm mang chất trào phúng và trữ tình. Ông chỉ sống 37 tuổi và học vị tú tài, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Ông để lại khoảng 100 tác phẩm gồm: thơ, văn tế, phú, câu đối, ... Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ "Thương vợ". Một bài thơ tô đọng trong đó là những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ đảm đang, chịu thương, chịu khó vì hạnh phúc của chồng con. Bài thơ được Tú Xương viết như sau:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!"

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với bố cục được chia làm bốn phần: đề, thực, luận, kết. Mỗi phần hai câu nhằm khắc họa một cách sắc nét hình ảnh bà Tú- vợ Tú Xương, cũng như đang nói lên một phần nào đó hình ảnh người phụ nữ ở xã hội xưa.

Trong hai cầu đề Tú Xương đã giới thiệu một cách khái quát về công việc của bà Tú. Đó là sự tần tảo "quanh năm" buôn bán ở mom sông, việc mua bán này không hề có cửa tiệm hay vốn liếng nhiều. Đây là một công việc vất vả, cực nhọc, thu nhập bất ổn song bà Tú vẫn đang "nuôi đủ" năm con với một chồng mà không một lời oán trách.

Xem bài đầy đủ tại đây:

Cùng với bài văn mẫu Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương, các em có thể mở rộng thêm vốn hiểu biết về tác phẩm thông qua việc tham khảo: Phân tích Bài ca ngất ngưởng, Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều, Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

https://9mobi.vn/phan-tich-bai-tho-thuong-vo-cua-tu-xuong-25387n.aspx
 

Phân tích vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất
Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương
Phân tích Bài ca ngất ngưởng

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Phan tich bai tho Thuong Vo cua Tu Xuong

  • Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương cảm nhận về bài thơ thương vợ
  • hình ảnh bà Tú trong Thương vợ
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.