Tiêu điểm

Cách sửa lỗi iTunes không nhận iPhone hiệu quả nhấtCách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, Realme

Văn mẫu Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Nguyễn Thuý Thanh - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Bài văn mẫu Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
giúp các em kể lại những câu chuyện lịch sử có thật. Cùng với đó gợi lại cho em tính tò mò về lịch sử.
Văn mẫu Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích
Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em ngắn gọn, hay nhất
5 bài văn mẫu Kể lại truyện Em Bé Thông Minh bằng lời văn của em
Các mẫu giấy ủy quyền cá nhân, công ty mới nhất 2023
Văn mẫu Kể lại câu chuyện Nàng Tiên Ốc hay nhất

Đề bài: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

van mau viet bai van ke lai mot su viec co that lien quan den nhan vat hoac su kien lich su

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

 

I. Dàn ý kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

 

1. Mở bài:

- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan

2. Thân bài:

- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật, sự kiện

+ Câu chuyện, huyền thoại liên quan đến nhân vật, sự kiện

+ Dấu tích liên quan

- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử

+ Bắt đầu - diễn biến - kết thúc

+ Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn,...); kết hợp kể chuyện với miêu tả

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

 

II. Bài văn mẫu tham khảo kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

 

1. Bài viết kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử - Bài mẫu số 1

 

"Tiến quân ca" là tác phẩm nghệ thuật mà tôi vô cùng trân trọng. Bài hát đã trở thành giai điệu quen thuộc trong mỗi sáng chào cờ và các nghi lễ trọng đại của quốc gia. Tôi không thể quên những ngày tháng tôi đã sáng tác nên ca khúc này.

Đã có lúc, tôi chìm đắm trong buồn chán và thất vọng khi không thể tìm thấy cho mình một lý tưởng và hoài bão của tuổi trẻ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của người anh Ph. D. đã cứu vớt những chuỗi ngày u ám để chàng trai trẻ tuổi là tôi bước sang một trang mới. Qua sự giới thiệu của Ph. D., tôi có cơ hội gặp Vũ Quý, người anh đã luôn quan sát và ủng hộ con đường nghệ thuật của tôi.

Cuộc gặp mặt Vũ Quý chính là cột mốc quan trọng của cuộc đời khi bản thân tôi đã tìm được con đường đi mới, con đường của cách mạng và sự soi sáng, thấm nhuần lý tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc đó, tôi khao khát có được một khẩu súng và tham gia vào lực lượng vũ trang để trực tiếp chiến đấu với quân thù. Tuy nhiên, tôi lại được giao nhiệm vụ sáng tác nghệ thuật. Bối cảnh lịch sử đặt ra tình thế cấp bách là phải có một bài hát cổ vũ tinh thần cho khóa quân chính kháng Nhật sắp mở. Mặc dù đã sáng tác không ít bài hát thể hiện lòng yêu nước như "Đống Đa", "Thăng Long hành khúc ca", "Tiếng rừng",... nhưng tôi chưa từng chắp bút viết một bài ca cách mạng. Tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình sáng tác bởi tôi chưa từng có trong tay một khẩu súng, chưa từng gia nhập bất kì lực lượng vũ trang nào, tôi chỉ biết mình đang làm một bài hát. Trong trí nhớ của tôi, chưa từng có sự xuất hiện của hình ảnh chiến khu, chỉ có những con đường ga, đường Hàng Bông, Bờ Hồ quen thuộc nơi tôi sinh sống. Tôi chưa bao giờ gặp các chiến sĩ cách mạng trong khóa học đầu tiên của trường quân chính kháng Nhật để biết họ hát như thế nào. Bằng tất cả lòng nhiệt thành, yêu nước sục sôi, tôi thấy mình như đang ở "Thủ đô gió ngàn" để viết nên những ca từ, giai điệu của ca khúc "Tiến quân ca" giữa căn gác nhỏ trên phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội.

Trong khoảng thời gian tôi sáng tác, hai người anh là Ph.D. và Vũ Quý là những người đầu tiên chứng kiến toàn bộ sự ra đời và được tôi giới thiệu về ca khúc "Tiến quân ca". Ngoài ra, thành công của bài hát còn có sự góp mặt của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi - người đầu tiên xướng âm cho ca khúc này. Tôi nhìn thấy rõ sự xúc động ở trên gương mặt anh.

Điều làm tôi bất ngờ nhất là chỉ một thời gian ngắn sau, bài hát đã được hàng ngàn người cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn vào ngày 17-8-1945 tại cuộc mít tinh công chức Hà Nội. Nghe âm thanh vang dội của dòng người, tôi không giấu nổi nỗi xúc động. Nước mắt tôi bỗng trào ra. Tôi để ý thấy băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim trên cánh tay mọi người đã được thay thế bằng cờ đỏ sao vàng. Những người tham dự cuộc mít tinh đều nhận được những tờ truyền đơn in lời bài hát. Ai nấy đều cất vang theo những đoạn nhạc sôi nổi. Tôi hòa lẫn vào đám đông và nghe thấy giọng hát quen thuộc của người anh Ph. D. qua loa phóng thanh.

Lần thứ hai, tôi được nghe "Tiến quân ca" trong cuộc mít tinh ngày 19-8. Khi ấy, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng nhau hát vang giai điệu. Tiếng hát ấy hệt như một tiếng thét căm thù, chống lại bọn đế quốc xâm lược bằng tất cả sự hào hùng, chiến thắng của cách mạng.

Bài hát của tôi là bài hát của một người con yêu nước, tin tưởng vào Đảng Cộng sản và tự hào trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Tôi lấy làm hãnh diện vì bản thân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao phó.

van mau viet bai van ke lai mot su viec co that lien quan den nhan vat hoac su kien lich su 2

 

2. Bài viết kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử - Bài mẫu số 2

 

Đất nước có được nền hòa bình ngày hôm nay, không biết bao cha anh đã ngã xuống, không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng trong số những người anh hùng như vậy.

Anh Kim Đồng là người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ, lòng dũng cảm, trung kiên với Tổ quốc.

Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 m lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh... và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.

Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ u Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.

Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước." Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba."

van mau viet bai van ke lai mot su viec co that lien quan den nhan vat hoac su kien lich su 3

 

📌 Một số bài văn mẫu tuyển chọn:

📝Viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

📝Kể về một lần em giúp đỡ người khác hoặc em được người khác giúp đỡ

📝Kể về kỉ niệm với người bạn thân

📝Viết đoạn văn về một người trong trường mà em yêu quý

📝Nghị luận về thị hiếu của thanh niên ngày nay

📝Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

📝Viết đoạn văn kể lại một tiết học em yêu thích nhất

📝Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

📝Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử

📝Phân tích, đánh giá truyện Thần Trụ trời

📝Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

3. Bài viết kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử - Bài mẫu số 3

 

Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.

Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.

Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.

Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.

Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.

Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.

Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.

Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy "đi lại" với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần.

Ngoài 20 tuổi, Lý Công uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ 3 ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết. Năm đó, Lý Công uẩn đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quân thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010- 1225).

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được 19 năm, thọ 55 tuổi, băng hà năm 1028.

https://9mobi.vn/van-mau-viet-bai-van-ke-lai-mot-su-viec-co-that-lien-quan-den-nhan-vat-hoac-su-kien-lich-su-30669n.aspx
van mau viet bai van ke lai mot su viec co that lien quan den nhan vat hoac su kien lich su 4

Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm
Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu
Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt
Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Viet bai van ke lai mot su viec co that lien quan den nhan vat hoac su kien lich su

  • Viet bai van ke lai mot su viec lien quan den nhan vat hoac su kien lich su
  • Viet bai van ke lai mot su viec co that lien quan den nhan vat hoac su kien lich su ngu van 7 canh dieu
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.