Các thiết bị chạy Android đều rất thông minh. Chúng đang dần thay thế các máy tính xách tay hay netbook. Tuy nhiên kích thước nhỏ bé làm cho nguồn năng lượng của các thiết bị này không được như chúng ta mong muốn. Rất nhiều người sử dụng Android đều phàn nàn về thời lượng sử dụng pin trên máy của họ.
Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng hợp lý và tạo thói quen tiết kiệm kiệm năng lượng, thiết bị Android của bạn sẽ được kéo dài không chỉ về thời lượng sử dụng mà cả tuổi thọ của pin vượt cả mức quy định. Làm thế nào để pin trên thiết bị Android của bạn sử dụng được lâu hơn?
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cho bạn một vài lời khuyên cũng như những thủ thuật cần thiết để tối ưu thời lượng sử dụng pin trên điện thoại và máy tính bảng của bạn.
1. Tắt các tính năng không sử dụng
1.1. Tắt các kết nối
Bất cứ cái gì không sử dụng, hãy tắt chúng đi. Hãy tạo thói quen giống như bạn tắt tivi khi không xem nữa hay tắt đèn khi ra khỏi phòng. Các tính năng kết nối mà bạn có thể tắt là:
Các kết nối này luôn luôn ngốn 1 nguồn năng lượng đáng kể ngay cả khi ở chế độ nhàn rỗi nên bạn hãy luôn nhớ tắt chúng đi khi không dùng nữa.
1.2. Tắt các tính năng phản hồi.
Tính năng phản hồi của máy Android là 1 tính năng khá thông minh khi sẽ tạo cho bạn những cảm giác “thật hơn” khi tương tác với màn hình cảm ứng. Và tất nhiên một thiết bị khi tao ra các rung động phản hồi sẽ và luôn luôn tiêu tốn năng lượng hơn. Bạn hãy cân nhắc, bạn có thực sự cần các phản hồi ấy hay không. Có nhất thiết phải bật rung phản hồi khi chiếc điện thoại luôn nằm trên bàn làm việc với bạn. Hãy tắt chúng đi và chỉ bật khi bạn để nó trong túi hay 1 vị trí chỉ tiếp xúc bằng giác quan cảm giác.
1.3. Sử dụng Power Control widget và các phần mềm quản lý nhiệm vụ.
Việc truy cập vào cài đặt hay các bước theo “chuẩn” để bạn có thể tắt được wifi hay bluetooth cũng phải qua 2-4 bước kể từ màn hình chính tùy theo các loại thiết bị. Công việc này cũng làm cho màn hình của máy bạn phải phản hồi thêm 1 số lần tương đối và nó đồng nghĩa với tiêu hao năng lượng. Sử dụng 1 widget nhỏ và nhẹ nhàng như Power Control widget tại đây sẽ giúp bạn chỉ cần 1 chạm có thể thay đổi các kết nối trong máy, vừa tiết kiệm năng lượng và vừa tiết kiệm cả thời gian nữa.
Tuy nhiên việc bật tắt các kết nối này đôi khi cũng làm bạn cảm thấy phiền phức khi phải luôn nhớ là phải tắt cái này, phải bật cái nọ mới có thể sử dụng được. Thật may mắn trên kho ứng dụng Taimienphi.vn cung cấp cho bạn đầy đủ ứng dụng để bạn “lên lịch” cho các thao tác này. Tất cả đều sẽ là “tự động hóa”, việc bạn cần làm là “dậy” chúng thôi.
AutomateIt-Automate Your Droid
Ứng dụng hoàn toàn miễn phí, không hề có quảng cáo trong app này cho phép bạn có thể đặt giờ bật và tắt các kết nối như ( Wifi, 3G,…) và các khung giờ trong ngày một cách tự động. Ngoài ra bạn cũng có thể linh hoạt điều chỉnh lại chúng theo nhu cầu sử dụng.
Tasker
Ứng dụng này hoạt động tương tự AutomateIt, bạn có thể chỉ định những giờ trong ngày, những ngày trong tuần phù hợp với yêu cầu bạn muốn. Bạn đọc muốn sử dụng Tasker có thể tại đây.
Juice Defender
Ngoài nhưng tính năng tương tự 2 phần mềm trên, Juice Defender còn cung cấp đến cho bạn những tùy chỉnh để tối ưu pin của bạn theo từng chế độ và chu kỳ sử dụng nữa. Bạn có thể tải Juice Defender tại đây.
2. Mạng dữ liệu, Wifi và tình trạng sóng di động
Nếu bạn luôn phải kết nối với Internet, bạn có sự lựa chọn giữa kết nối qua mạng dữ liệu hay là wifi, nên chọn cái nào đây? Kết nối qua mạng dữ liệu luôn gây hao tốn pin hơn là kết nối bằng wifi. Lý do là vì các model wifi luôn luôn ở gần bạn hơn nên tốc độ sóng rất ổn định, angten của điện thoại bạn sẽ không phải “gồng mình” lên để tìm các tín hiệu xa và thiếu ổn định như mạng dữ liệu, việc này dẫn đến năng lượng tiêu hao khi bằng kết nối bằng wifi sẽ luôn ít hơn.
“Sóng sánh” cũng là một điều rất quan trọng, tương tự với lý do trên, mạng di động của bạn có tình trạng tốt hay xấu cũng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ pin thiết bị Android của bạn. Với nhu cầu của người Việt mình thì chắc đều đã và đang sử dụng mạng từ 3 nhà mạng lớn có tốc độ cơ bản cũng như nhau nên người viết sẽ không đề cập thêm vấn đề này.
3. Tính năng đồng bộ hóa và tần số cập nhật
Mọi thiết bị Android đều có những tính năng đồng bộ hóa tài khoản rất thông minh, đặc biệt là với tài khoản Google, khi mà bạn có thể lưu trữ mọi thứ từ danh bạ, tin nhắn, email, văn bản thậm chí cả các file dung lượng lớn và tài khoản Google là bạn có thể mở nó trên bất kỳ thiết bị Android nào có đăng nhập cùng tài khoản đấy. Tiện lợi là rất lớn nhưng nó luôn luôn trong trạng thái tìm kiếm kết nối mạng, điều này dẫn tới năng lượng tiêu hao cho tính năng nào cũng không hề nhỏ. Hãy sử dụng tính năng đồng bộ bằng tay hoặc chỉ đồng bộ những mục cần thiết.
3.1. Tần số cập nhật ứng dụng và widget.
Các ứng dụng onlien hay mạng xã hội như Email, Facebook luôn được thiết lập 1 khoảng thời gian làm mới dữ liệu nhất định. Thay đổi chỉ số này lên lâu hơn sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá năng lượng đấy.
Cùng một quy tắc trên, các widget động trên màn hình chính đặc biệt là widget có kết nối Internet cũng vậy. Một widget thời tiết đẹp và rất bắt mắt, nhưng mức độ “uống pin” của nó không khác “uống nước: là bao. Hãy giảm tần số cập nhật của chúng, mà người viết khuyến khích hãy gỡ bỏ chúng ra khỏi màn hình chính thì sẽ tốt hơn.
3.2. Các ứng dụng quảng cáo miễn phí.
Các trò chơi miễn phí trên Google Play đề rất hấp dẫn, không mất tiền mua mà vẫn được chơi thỏa thích cũng thú vị phải không? Nhưng chắc các bạn cũng đã để ý thấy các ứng dụng và trò chơi này thường có những mẩu tin quảng cáo động khá khó chịu. Chúng sẽ luôn lấy dữ liệu tự động từ Internet về và tiêu thụ năng lượng của máy bạn mà không “xin phép”. Hãy lựa chọn các ứng dụng, game không có quảng cáo hay tải các bản đã gỡ bỏ quảng cáo từ AppStoreVn.
3.3. Thông báo trạng thái.
Hãy vô hiệu hóa hay tắt bớt các thông báo trên thanh trạng thái, việc này sẽ làm cho pin của bạn sống khỏe hơn đấy. Nếu bạn sử dụng 1 thiết bị Android chjay 4.1 hay 4.2 hãy vào mục cài đặt, chọn mục Ứng dụng, chuyển sang tab tất cả, lựa chọn từng ứng dụng và bỏ chọn mục ” hiển thị thông báo”.
4. Màn hình và hiển thị
Một quy tắc đơn giản, sáng hơn sẽ tốn pin hơn. Bạn nên cân nhắc lượng ánh sáng phù hợp với từng môi trường sử dụng. Có một số người cho là bật chế độ tự động điều chỉnh độ sáng là phù hợp, nhưng bạn nên biết thêm 1 điều bật chế độ này cảm biến ánh sáng của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn để điều chỉnh thay đổi ánh sáng và luôn giữ ánh sáng cân bằng với môi trường. Việc này là phản tác dụng khi bạn muốn tiết kiệm pin.
Thêm một chú ý nhỏ, là gỉảm thời gian chờ khi khóa màn hình cũng là một điều tốt khi bạn muốn tiết kiệm năng lượng. Thời gian phù hợp sẽ là từ 15-60s.
5. Hình nền và giao diện
5.1. Hình nền động
Một hình nền động đẹp và bóng bẩy, đầy cuốn hút nhưng nó là 1 kẻ sát thủ của pin. Đừng sử dụng nó nếu bạn không muốn pin sẽ đạt tình trạng báo động đỏ một cách nhanh nhất.
Hi sinh 1 chút về vẻ đẹp bạn sẽ nâng cao được thời lượng sử dụng của máy ngay đấy.
5.2. Giao diện
Android luôn có lợi thế là khả năng thay đổi giao điện cực kỳ linh hoạt, chỉ với 1 file cài đặt bạn hoàn toàn có thể biến giao diện máy trở thành hoàn toàn mới lạ. Đây cũng là một trong những điều mà bạn cần phải cân nhắc. Giao diện có thể đẹp có thể nhiều tính năng nhưng chưa chắc nó đã tối ưu cho hệ thống và tiết kiệm năng lượng cho bạn. Và đôi khi ngay cả giao diện gốc cũng không đẹp lại khả năng tiết kiếm như giao diện của 1 hãng thứ 3.
Ngoài ra với các màn hình OLED (bao gồm cả màn hình AMOLED) nền màn hình màu đen sẽ làm bạn bất ngờ về khả năng tiết kiệm năng lượng của nó. Tển màn hình OLED các điểm ảnh màu sáng luôn rực rỡ và tốn nhiều năng lượng, trong khi các điểm ảnh màu tối lại cực kỳ tiết kiệm. Nếu bạn sử dụng một chiếc Android dùng màn hình OLED thì nên cài đặt hình nền là màu tối ( khuyến khích màu đen). Lưu ý: việc này không áp dụng có các màn hình LCD.
6. Dịch vụ vị trí và dữ liệu nền
Bạn cũng có thể tiết kiệm thêm 1 chút năng lượng bằng cách tắt Dịch vụ vị trí ở trong cài đặt. Và vô hiệu hóa cả “Location and Google Search” nếu bạn muốn. Các quá trình này không tiêu thụ quá nhiều điện năng nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm triệt để thì có thể “tắt nốt” chúng.
Các ứng dụng quan trọng luôn có 1 phần dữ liệu chạy nền, việc này không chỉ làm bộ nhỡ ram của bạn tăng lên mà còn làm cho năng lượng xử lý cũng không ít. Bạn có thể hạn chế tiến trình này bằng cách và Cài đặt -> Sử dụng dữ liệu, nhấn vào menu chọn “Hạn chế dữ liệu nền”. Việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến các kết nối đặc biệt là các tiến trình com.google nên bạn phải suy nghĩ thật cẩn thận trước khi tắt chúng.
7. Các ứng dụng chất lượng thấp
Một số ứng dụng vì một lý do nào thường là do lỗi từ phía lập trình sẽ có mức độ hao tổn pin cực lớn. Bạn có thể phát hiện các ứng dụng nào đang gây tốn pin bằng cách vào mục Pin -> Pin sử dụng để xem các ứng dụng nào đang sử dụng nhiều pin nhất, nếu không phải là những ứng dụng hệ thống thì bạn nên gỡ bỏ chúng ra khỏi máy. Để xác định các phần mềm nào hoạt động không đúng bạn có thể sử dụng phần mềm Watchdog Task Manager tại đây để kiểm tra và phân tích, ngoài ra phần mềm này còn giúp khắc phục một số lỗi từ các ứng dụng gây ngốn pin và CPU.
Ngoài ra một số ứng dụng có tính năng tự động cập nhật, bạn cũng có thể tắt nó đi nếu phần mềm cho phép.
8. Chế độ tiết kiệm năng lượng
Một số hãng sản xuất Android lớn như Samsung hay Sont đều đã tích hợp vào sản phẩm của mình các tính năng tiết kiệm pin thông minh, về thực chất các phần mềm này là tự động và thực hiện các bước mà người viết đã đề cập ở trên. Nếu bạn có 1 smartphone của các hãng này hãy bật chế độ tiết kiệm pin lên. Và thêm một lưu ý nếu bạn có sẵn các bộ sạc và đang chơi game thì hãy tắt chế độ này đi, nó sẽ gây cho bạn vài phiền toái như lag và giật khi chơi game đấy.
9. Root hay không
Root có thể mang lại cho bạn vài bất lợi nhưng không là gì so với lợi ích mà nó đem lại. Tiết kiếm pin cũng là 1 lợi thế khá lớn.
9.1. Debloating
Root không làm cho thời lượng pin của bạn tăng lên ngay, mà Root đơn thuần là mở rộng vùng can thiệp của bạn, cho phép thay đổi những thứ khá sâu trong hệ thống. Với “quyền năng” này bạn có thể loại bỏ những thành phần vô dụng như những ứng dụng đi kèm máy mà bạn không bao giờ dùng đến, đặc biệt là các ứng dụng có khả năng chạy nền.
9.2. Ép xung CPU
Với quyền root bạn có thể thay đổi các chỉ số trên CPU theo ý mình, để cải thiện hiệu suất. Các ứng dụng có thể dùng ở đây là SetCPU for Root Users, No-frills CPU Control, và CPU Tuner.
Thiết lập CPU hoạt động ở xung nhịp thấp để tăng thời lượng sử dụng nhưng lại phải hi sinh hiệu năng làm việc hay tăng xung nhịp hơn định mức để đạt năng suất cao hơn và giảm thời gian sử dụng. Điều này cần bạn phải tính toán kỹ trước khi quyết định.
9.3. Tùy chỉnh kernel và ROM
Một Kernel tốt có thể làm cho thiết bị Android của bạn như hồi sinh lại vì nó quyết định gần như tất cả những gì mà phần cứng phải làm. Nếu bạn có hiểu biết về vấn dề này hãy tự thay đổi theo ý mình còn không bạn có thể tìm các bộ Kernel được chia sẻ khá nhiều trên mạng cho dòng máy của bạn. Kèm theo Kernel sẽ phải là 1 bộ ROM khá ổn định, việc này cũng cần các bước test và kiểm tra cẩn thận để tìm ra được những gì tối ưu nhất. Trong khuôn khổ bài viết sau, sẽ có những hướng dẫn chi tiết và chuyên sâu hơn về chọn lựa ROM và Kernel.
10. Pin mở rộng và chăm sóc pin
Mua thêm 1 cục pin thứ 2 hay 1 bộ pin dự phòng sẽ làm cho thiết bị của bạn sống lâu và thoải mái hơn. Lưu ý: hãy lựa chọn các hãng pin có tên tuổi để đảm bảo được chất lượng pin mong muốn.
Ngoài ra bạn có thể chăm sóc pin của mình bằng một số thủ thật sau (chủ yếu dành cho pin Li-on)
Chỉ với một vài chú ý nhỏ trong quá trình sử dụng máy là bạn đã có thể kéo dài tuổi thọ pin trên chiếc smartphone của mình rồi. Bài viết cũng muốn mang lại sự hiểu sâu hơn về quá trình sử dụng thiết bị điện thoại thông minh cũng như cách thao tác và mẹo khi sử dụng máy.
APPS LIÊN QUAN