Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu

Câu cá mùa thu hay còn gọi Thu điếu là một trong số ba bài thơ viết về mùa thu nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Khuyến, Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu để cảm nhận rõ hơn bức tranh mùa thu đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ đồng thời hiểu hơn tâm trạng của nhà Nho yêu nước ẩn sau bức tranh thiên nhiên đó.
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất
Văn mẫu Phân tích, đánh giá Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử
Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
5 bài văn mẫu phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc
Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Đề bài: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu

Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu

 

Mục Lục bài viết:

1. Bài mẫu số 1

2. Bài mẫu số 2

3. Bài mẫu số 3

4. Bài mẫu số 4

5. Bài mẫu số 5

 

1. Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, bài mẫu số 1:

Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm 3 bài thơ thu nổi tiếng của Nguyễn Khuyến, bài thơ đã gợi ra khung cảnh mùa thu êm đềm, tĩnh lặng mà mang những nỗi buồn man mác.

Bài làm:

Thu điếu nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm cùa Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất nước. Thu điếu cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884)

Hai câu thơ: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu nước trong veo có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu lạnh lẽo như bao trùm không gian. Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên mới lạnh lẽo như vậy. Trên mặt ao thu đã có một chiếc thuyền câu bé tẻo teo tự bao giờ. Một chiếc gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. Bé tẻo teo nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự hun hút của cảnh vật (trong veo - bé tẻo teo). Đó là một nét thu đẹp và êm đềm.

Hai câu thực (Sóng nước theo làn hơi gợn tí - Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo) tả không gian hai chiều. Màu sắc hòa hợp, có sóng biếc với lá vàng. Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng khẽ đưa vèo, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn hơi gợn tí.

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

2. Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, bài mẫu số 2:

Câu cá mùa thu được nhà thơ Nguyễn Khuyến dựng lên bởi bút tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế, qua bài thơ người đọc không chỉ cảm nhận được khung cảnh mùa thu yên bình mà còn thấy được tình yêu thiên nhiên cùng những tình cảm thấm đượm qua từng câu thơ.

Bài làm:

Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài thơ nào cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam". "Thu điếu" là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao "trong veo" toả hơi thu "lạnh lẽo". Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên"lạnh lẽo". Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ -"bé tẻo teo". Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà "bé tẻo teo"

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

3. Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, bài mẫu số 3:

Được mệnh danh là bài thơ "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam", Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến đã mang đến cho độc giả bức tranh cảnh- tình đầy đặc sắc.

Bài làm:

Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thế không nhắc đến "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến - một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: "Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam".

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần "eo" trong bài thơ. Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần "eo". Nếu để ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần "eo" trong ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại trong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó. Trời thu đã mang sẵn cái khí lạnh trong nó lại càng lạnh thêm trong cái từ "lạnh lẽo" ấy. Nước hồ thu đã trong rồi nay lại càng trong thêm nữa bởi từ "trong veo".

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

4. Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, bài mẫu số 4:

Bằng tài năng, tình yêu thiên nhiên, tấm lòng gắn bó với không gian làng quê, Nguyễn Khuyến đã dựng lên bức tranh ngày thu yên bình, giản dị nhưng thấm đượm cảm xúc của người thi nhân.

Bài làm:

Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả. Có bậc hiền nhân có tài, bất đắc chi đi câu để chờ thời. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển, nghĩ đến thế sự đảo điên. "Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ" (có người còn dùng lưỡi câu thẳng như Khương Tử Nha - Trung Quốc). Có bậc đại nhân vác cần đi câu để hương thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn. Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhận mùa thu, cũng là mùa câu của xứ Bắc. Như những đứa trẻ trong xóm, ông câu cá cũng chăm chú, cũng hồi hộp, cũng say mê. Kết quả của cuộc chơi ấy là ông đã được một bài thơ "Thu điếu" vào loại kiệt tác của nền vãn học nước nhà:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh. Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, "ao thu lạnh lẽo" với mặt nước "trong veo" rất muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê.

Xem bài đầy đủ tại đây:

 

5. Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, bài mẫu số 5:

Câu cá mùa thu được Nguyễn Khuyến viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngôn ngữ giản dị mà giàu sức biểu cảm. Bài thơ thành công khơi dậy bao cảm xúc yêu thương, gắn bó với làng quê của mỗi con người Việt Nam.

Bài làm:

Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam", "Thu điếu" là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, Trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao "trong veo" toả hơi thu "lạnh lẽo". Sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, khí thu lành lạnh lại trở nên "lạnh lẽo". Trên mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ - "bé tẻo teo". Cái ao và chiếc thuyền câu là hình ảnh trung tâm của bài thơ, cũng là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà. Theo Xuân Diệu cho biết vùng đồng chiêm trũng Bình Lục, Hà Nam có cơ man nào là ao, nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà "bé tẻo teo"

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo"

Các từ ngữ; "lạnh lẽo", "trong veo", "bé tẻo teo" gợi tả đường nét, dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về.

Xem bài đầy đủ tại đây:

Câu cá mùa thu ( Thu điếu) là bài thơ thu nổi tiếng của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, tìm hiểu về bài thơ bên cạnh bài Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu, các em nên tham khảo: Phân tích Bài ca ngất ngưởng, Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương, Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc
Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
11 Bài thơ hay về tháng 8 mùa thu, đầy cảm xúc
Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát

APPS LIÊN QUAN

ĐỌC NHIỀU