Trong Thu điếu, Nguyễn Khuyến đã dựng lên bức tranh thiên nhiên mùa thu nơi thôn quê bình dị, mộc mạc mang nét đặc trưng riêng, vậy hãy nêu những Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến để qua đó giúp người đọc cảm nhận rõ nét hơn về vẻ đẹp của bức tranh này nhé!
- Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
- Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà
- Cảm nhận của em về nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà
Đề bài: Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
1. Cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu, mẫu số 1:
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh, ông nổi tiếng với chùm 3 bài thơ thu, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến bài Thu điếu (Câu cá mùa thu).
Bài làm:
Mùa thu là một trong những đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Nói tới đề tài này trong thơ ca Việt Nam chúng ta có thể kể tới rất nhiều tác giả với những sáng tác xếp vào hàng kiệt tác, trong số đó có Nguyễn Khuyến với chùm ba bài thơ thu. Mỗi bài trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là một bức tranh thu đặc sắc, và Câu cá mùa thu được đánh giá là "điển hình hình cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu).
Cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên caọ, từ hẹp đến rộng... Dưới nhiều góc độ như vậy, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động và gợi cảm. Từ ao thu đến trời thu rồi đến đường thôn xóm... tất cả đều toát lên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cái hồn ấy được gợi lên từ những khung cảnh, những cảnh vật hết sức thanh sơ: ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co... sắc xanh của trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước tạo nên một không gian xanh trong, dịu nhẹ, một chút sắc vàng của lá rụng trên cái nền xanh ấy khiến cảnh thu, hồn thu càng thêm phần sống động.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
2. Cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu, mẫu số 2:
Cảnh sắc mùa thu trong bài Câu cá mùa thu được tác giả Nguyễn Khuyến cảm nhận từ nhiều góc độ, nhiều giác quan khác nhau, từ xa đến gần, từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng.
Bài làm:
Cảnh vật thiên nhiên và cảnh sắc tiết trời là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thi sĩ, đặc biệt là các mùa của một năm, mùa thu là một trong những mùa nằm trong rất nhiều đề tài lớn của thi ca nhân loại nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong số các tác giả kiệt xuất với những bài thơ về mùa thu thì tác giả Nguyễn Khuyến ôm trọn cho mình chùm ba bài thơ thu, "Câu cá mùa thu" là một trong ba bài thơ thu và được coi là điển hình cho thơ ca về mùa thu ở Việt Nam.
Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao, từ hẹp đến rộng và nhiều hướng khác nữa, điều này đã góp phần làm cho cảnh đẹp của mùa thu được mở rộng hơn và sinh động, gần gũi hơn. Tất cả mọi cảnh vật cũng được nhuốm màu thu, từ ao thu đến bầu trời thu rồi đường thôn ngõ xóm đều mang hồn thu, cảnh thu đã bao trùm lên khắp ngôi làng ở vùng quê đồng bằng Bắc bộ.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu, mẫu số 3:
Câu cá mùa thu đã dựng lên bức tranh thu tuyệt đẹp, bức tranh được Xuân Diệu ngợi ca là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam".
Bài làm:
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thế không nhắc đến "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến - một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: "Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam".
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tiếp xúc với bài thơ điều đầu tiên cho ta ấn tượng là mật độ xuất hiện vần "eo" trong bài thơ. Chúng ta hãy đếm xem: có tất cả bảy tiếng sử dụng vần "eo". Nếu để ý khảo sát trong tiếng Việt thì ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị là vần "eo" trong ngôn ngữ của ta thường làm cho không gian, sự vật bị dồn nén, co lại, kết tinh lại trong cái khuôn khổ nhỏ nhất của nó.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
https://9mobi.vn/cam-nhan-cua-em-ve-buc-tranh-thu-trong-cau-ca-mua-thu-cua-nguyen-khuyen-25428n.aspx