Câu chuyện về ông Sáu và bé Thu trong Chiếc lược ngà đã mang đến những xúc động mạnh mẽ cho độc giả. Bài Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà dưới đây sẽ cùng các em tìm hiểu về những nét đẹp của tình cha con, tình cảm gia đình trong tác phẩm.
- Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
- Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
- Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ
- Cảm nghĩ của em về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Đề bài: Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà
https://9mobi.vn/suy-nghi-cua-em-ve-tinh-cam-cha-con-trong-chien-tranh-qua-van-ban-chiec-luoc-nga-26879n.aspx
Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà
1. Mẫu số 1:
Bài văn mẫu viết không quá dài nhưng lại rất chắc về kiến thức văn bản. Bạn học sinh trong bài viết của mình đã trình bày suy nghĩ về tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu qua việc phân tích về những sự kiện trong hai ngày nghỉ phép của ông Sáu.
Bài làm:
Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phải nhạt trong người đàn ông này. Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuông đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái ăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.
Và Trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn, ... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Bài văn Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong truyện ngắn Chiếc lược ngà hay nhất
2. Mẫu số 2:
Bài văn đã bộc lộ được suy nghĩ chân thành, cảm động của bạn học sinh sau khi học xong truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Bài làm:
Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng... Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà", được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.
Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét "Yêu nhớ tặng Thu con của ba" trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu về những biểu hiện cao đẹp của tình cảm gia đình trong truyện Chiếc lược ngà
3. Mẫu số 3:
Qua việc phân tích 2 nhân vật chính của truyện là bé Thu và ông Sáu, bạn học sinh đã làm nổi bật được tình cảm cha con thiêng liêng trong chiến tranh.
Bài làm:
Nguyễn Quang Sáng quê ở An Giang , ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ ."Chiếc lược ngà" là một tác phẩm tiêu biểu của ông.Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên,hợp lý,truyện đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh .
Trong chiến tranh, con người phải chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, hy sinh về tình cảm gia đình.Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái đầu lòng mới tròn một tuổi . Sau tám năm xa cách ông mới có dịp trở về thăm nhà, nhưng trớ trêu thay ,Thu không nhận ông là ba .Phút đầu gặp gỡ, Thu ngờ vực,lảng tránh ,thậm chí còn sợ hãi bỏ chạy vì :"vết thẹo bên má phải cứ mỗi khi anh xúc động thì nó lại đỏ ửng lên ,giật giật trông rất dễ sợ ".Trong những ngày ông Sáu ở nhà, Thu cương quyết không nhận ông là cha mặc dù ông đã tìm mọi cách để gần gũi,vỗ về cô bé.Có những lúc, lâm vào thế bí,nó cũng chỉ nói trổng:"Vô ăn cơm","cơm sôi rồi,chắt nước giùm cái" , "cơm sôi rồi ,nhão bây giờ"...Trong bữa cơm,ông Sáu âu yếm gắp cho con miếng trứng cá to,không ngờ bé phản ứng một cách quyết liệt:"bất thần hắt miếng trứng cá ra khỏi bát làm cơm bắn tung toé cả ra mâm".Bị ông Sáu đánh vào mông, Thu bỏ về nhà ngoại và còn " cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng "...Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của Thu không hoàn toàn đáng trách bởi em còn quá nhỏ để hiểu được sự éo le,khắc nghiệt trong hoàn cảnh xa cách của chiến tranh và những người lớn trong gia đình cũng chưa kịp chuẩn bị cho em đón nhận những khả năng bất thường đó....(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
4. Mẫu số 4:
Gia đình là chủ đề thường dễ khơi dậy mối đồng cảm, cảm xúc gần gũi, thân yêu trong tâm hồn mỗi độc giả, tình cảm gia đình trong chiến tranh càng gây xúc động hơn cả. Tìm hiểu về vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong Chiếc lược ngà, các em hãy cùng tham khảo bài văn mẫu dưới đây nhé.
Bài làm:
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam bộ chuyên viết về cuộc sống của nhân dân miền Nam trong hai cuộc kháng chiến và khi đất nước hòa bình. Chiếc lược ngà là truyện ngắn được ông sáng tác vào năm 1966, thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt. Trong hoàn cảnh cam go ấy, nhà văn đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn vào tác phẩm, một trong những giá trị đó chính là tình cảm cha con anh Sáu và bé Thu đầy xót xa và cảm động.
Câu chuyện kể về hoàn cảnh của anh Sáu và bé Thu đoàn tụ sau tám năm xa cách. Ngày từ chiến trường trở về, con bé không nhận anh là cha vì vết sẹo in dài trên má. Đến lúc bé Thu hiểu ra mọi chuyện thì anh Sáu lại phải lên đường. Niềm vui đoàn viên chưa trọn vẹn kéo theo những nỗi luyến tiếc khắp chặng đường hành quân sau đó. Ở khu căn cứ, anh dành tất cả tình cảm yêu thương tỉ mỉ mài khúc ngà voi thành chiếc lược định bụng sẽ làm quà tặng nhân ngày trở về. Thế nhưng mong muốn ấy đành dang dở vì bom đạn kẻ thù đã hạ gục anh giữa rừng cùng chiếc lược ngà gửi lại đồng đội mang về cho con...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
Tìm hiểu chi tiết về truyện ngắn Chiếc lược ngà cũng như 2 nhân vật chính của truyện là bé Thu và ông Sáu, bên cạnh bài cảm nhận được giới thiệu trên đây, các em có thể tìm đọc tại 9mobi.vn rất nhiều bài văn đặc sắc khác như: Cảm nhận của em về nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà, Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà, Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.