Tiêu điểm

Cách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, RealmeTop 5 phần mềm chống lag khi chơi game trên điện thoại

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Nguyễn Thuý Thanh - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Ông Hai là người nông dân yêu làng trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, để thấy được tình yêu nước của ông Hai được đặt trong thử thách: Làng chợ Dầu theo giặc, các em có thể tìm hiểu qua bài Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân dưới đây.
Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong chiến tranh qua văn bản Chiếc lược ngà

Tên bài viết: Em hãy viết Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

suy nghi ve nhan vat ong hai trong tac pham lang cua kim lan

Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng của Kim Lân

I. Dàn ý suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm làng của Kim Lân

Sau đây là dàn ý suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng giúp các em học sinh nhanh chóng hình dung ra bài làm của mình cần viết những gì để đạt điểm cao.

1.  Mở bài:

- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.
- Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai - một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

2. Thân bài:

_Luận điểm 1: tình yêu làng
+ Luận cứ 1: niềm tự hào , kiêu hãnh của ông hai về làng của mình
- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:
+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em
+ Lo lắng, nhớ đến làng: "Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá "
+ Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.
- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.
- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng , đánh trống lãng:"Hà, nắng gớm, về nào... " rồi cúi mặt mà đi.
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Tối hôm đó thì trằn trọc ko ngủ dc.
- Ông nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rổi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn ko tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và ko chứa chấp việt gian.

+Luận cứ 3: tâm trạng ông hai sau khi nghe tin làng được cải chính
- Mặt ông hai vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.
- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.
_Luận điểm 2: tình yêu nước:
- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.
- "Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!" khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.
- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài - đoạn chữ nhỏ).

3. Kết bài

-Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.

-Hai điều trên đã dc tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Cam nhan cua em ve nhan vat ong Hai khi nghe tin lang theo giac

Viết bài văn suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai


II. Bài văn mẫu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm làng của Kim Lân

1. Bài văn mẫu số 1

Bài văn mẫu Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân dưới đây có phần mở bài gián tiếp, đầu tiên là giới thiệu tác giả, sau đó nói về ông Hai trong tác phẩm Làng. Đây là bài văn có cách mở bài hay, các em có thể vận dụng cách mở bài này trong khi làm văn của mình. 

Bài làm

Kim Lân là một trong những nhà văn nổi tiếng với đề tài người nông dân. Ở ông có sự đi sâu, tìm tòi và khám phá mãnh, liệt khai thác những khía cạnh mới về đời sống cũng như tâm lý tình cảm của người nông dân trong kháng chiến. Trong đó nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” thực sự đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm. Tình cảm của ông với đất nước cũng chính là đại diện cho tình cảm của người dân trong kháng chiến.

Có thể nói trong tác phẩm Làng nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai. Những diễn biến tâm lí của nhân vật vô cùng phù hợp với tình huống truyện. Khai thác triệt để nội tâm nhân vật bằng độc thoại và đối thoại nội tâm càng làm nổi bật tình yêu đất nước mãnh liệt của người nông dân thời bấy giờ. Nó trở thành một trong những điểm nhấn của tác phẩm và mang đến thành công cho nhà văn.

Ông Hai hiện lên là hình ảnh một người nông dân chân chất thật thà cả đời chỉ biết quanh quẩn với cái làng Chợ Dầu của mình. Thế nhưng ông yêu làng của mình lắm, minh chứng của nó chính là việc khi có lệnh tản cư ông đã lưỡng lự không muốn đi. Ông muốn ở lại để sát cánh bên bộ đội bên anh em thế nhưng vì hoàn cảnh ông đành phải theo gia đình xa làng. Ở nơi tản cư trái tim người con ấy vẫn không một phút nào ngơi nghỉ nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Ông hay chạy đi với nhà bác hàng xóm về cái làng Chợ Dầu lát toàn gạch đá xanh, có cái chòi thông tin cao quá ngọn tre, phòng thông tin rộng lắm…. Với ông tình yêu làng trở thành mạch máu, thớ thịt trong cơ thể ... (còn nữa)

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY


2. Bài văn mẫu số 2

Bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân dưới đây nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai rất chi tiết, đưa ra dẫn chứng đoạn trích nói về ông Hai vào bài giúp mọi người hiểu hơn về nhân vật này. 

Bài làm

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” được sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai, một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây ” ... (còn nữa)

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY


3. Bài văn mẫu số 3

Phần mở bài của bài Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân này dẫn dắt vào bài hay giúp mọi người có thể hình dung ra ngay ông Hai có một tình yêu với làng quê. Và trong phần thân và kết bài dẫn dắt, nếu suy nghĩ về ông Hai dành tình cảm cho làng quê đó.

Bài làm

Tình yêu làng quê, đã từ lâu, gần như trở thành một tình cảm hiện hữu trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam. Ông Hai cũng vậy. Tinh cảm mà ông dành cho làng Chợ Dầu thân yêu không chỉ dừng ở vẻ đẹp bên ngoài với đường lát đá xanh, nhà gạch san sát,…mà còn về tất cả mọi thứ có trong làng. Lòng yêu làng xóm quê hương đã tạo nên một ông Hai rất đặc biệt trong đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đoạn trích mở ra khi ộng Hai cùng gia đình đã đi tản cư. Nhưng không vì lẽ đó mà ông quên làng Chợ Dầu, ngược lại, ông thường đi khoe làng với mọi người ở nơi ở mới. Kim Lân đã khéo léo khi xây dựng ông Hai với một thói quen rất lạ nhưng đáng yêu đó. Khoe làng tuyệt nhiên không phải vì hợm hĩnh mà chỉ đơn thuần ông muốn san sẻ tình yêu làng nồng nàn trong con tim mình với mọi người. Những lúc rảnh rỗi, ông vào phòng thông tin nghe đọc báo. Dù thực sự khổ tâm vì không thể tự đọc nhưng ông luôn thích thú khi nghe “lỏm” được tin về chiến công của quân ta, những lúc đó “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”. Sự nhớ nhung khôn nguôi về làng Chợ Dầu tạo thành thói quen khoe làng cùng lòng vui sướng khi nghe những thành công của cuộc kháng chiến cho ta thấy một ông Hai với lòng yêu làng, ủng hộ cách mạng rất trong sáng, rất tiêu biểu của những người nông dân Việt Nam. ... (còn nữa)

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY

Cam nhan cua em ve nhan vat ong Hai trong doan trich lang

Suy nghĩ về nhân vật ông Hai ngắn gọn


4. Bài văn mẫu số 4

Thay vì mở bài gián tiếp, bài văn mẫu Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân này có mở bài trực tiếp, nói luôn về ông Hai. Giống như các bài văn mẫu trên, bài văn này cũng dẫn dắt các đoạn trong tác phẩm Làng giúp làm nổi bật nhân vật ông Hai. 

Bài làm

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu.

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: "Cả làng Việt gian theo Tây ". Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi "nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :"cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát". ... (còn nữa)

Xem chi tiết bài mẫu TẠI ĐÂY 
 

5. Bài văn mẫu số 5

Với đề bài Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân, các em học sinh có thể nêu cảm nghĩ nhân vật ông Hai như bài văn dưới đây.

Bài làm

Truyện ngắn "Làng" của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu chung thủy với kháng chiến, với Bác Hồ.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một người nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông Hai đã bị bọn hương lí trong làng "truất ngôi trừ ngoại", đó là một điều xót xa cho người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải "phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác". Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.

Không những phải chịu đựng cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. ông Hai bị gạch đổ bại một chân trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế nhưng tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình, vẫn yêu làng sâu sắc. Với ông Hai, làng chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. ... (còn nữa)

Xem chi tiết bài văn mẫu TẠI ĐÂY
 

6. Bài văn mẫu số 6

Bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân này nói về nhân vật ông Hai rất rõ nét và chi tiết. Các em học sinh đọc và có thể vận dụng vào trong bài làm của mình.

Bài làm

Kim lân là một nhà văn gắn bó, am hiểu sâu sắc về cuộc sống của nông thôn. Các sáng tác của ông hầu như chỉ viết về cảnh ngộ người nông dân và sinh hoạt làng quê. Truyện ngắn "Làng", một tác phẩn nổi tiếng của ông, được ông viết trong thời kì chống thực dân Pháp. Câu truyện đã phần nào thể hiện một cách chân thực và sâu sắc vẻ đẹp, tâm hồn, của người nông dân qua nhân vật ông Hai. Thông qua câu truyện ta thấy tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết của người nông dân Việt Nam dù là trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thời bình thì họ vẫn 1 lòng yêu quê hương đất nước. 1 tình cảm cao đẹp và đáng quý.

Thật vậy, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình bằng một tình cảm đặc biệt. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, nhớ những ngày làm việc với anh em để rồi "trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên" và "Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.". Ông cũng không quên theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm làng Chợ Dầu. Tình yêu làng thiết tha, sâu nặng ấy càng được thể hiện sâu sắc khi nhà văn đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, độc đáo. Từ phòng thông tin ra, ông lão đang phấn chấn vì nghe ngóng được nhiều tin vui từ kháng chiến thì lại gặp những người tản cư. Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi khi nghe nhắc đến tên làng, mong nhận được những tin tốt lành, nào ngờ lại là tin dữ: "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..". ... (còn nữa)

Xem chi tiết bài mẫu TẠI ĐÂY

 

https://9mobi.vn/suy-nghi-ve-nhan-vat-ong-hai-trong-tac-pham-lang-cua-kim-lan-26828n.aspx
Các em luyện tập thêm các bài phân tích và bài cảm nhận nhân vật trong các tác phẩm văn học để làm bài tốt hơn, đạt được điểm cao hơn như phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa, bài văn cảm nghĩ về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân, bài văn Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà ...

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân
Cảm nghĩ của em về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt
Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • suy nghi ve nhan vat ong hai trong tac pham lang cua kim lan

  • dan y Suy nghi ve nhan vat ong Hai trong tac pham Lang cua Kim Lan
  • cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.