Tiêu điểm

Cách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, RealmeTop 5 phần mềm chống lag khi chơi game trên điện thoại

Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Thuý Thanh - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Một trong số những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ, đã được lựa chọn học trong chương trình Ngữ văn 11, tập một phải kể đến Bài ca ngất ngưởng, vậy sau khi tìm hiểu bài thơ, em có Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ như thế nào, cùng viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ riêng của bản thân.
Phân tích Bài ca ngất ngưởng
Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà
Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên

Đề bài: Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

cam nhan bai ca ngat nguong cua nguyen cong tru

Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

 

1. Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng , mẫu số 1

Bài ca ngất ngưởng là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất phong cách ngất ngưởng cùng tài năng của Nguyễn Công Trứ.

Bài làm:

Nói đến những nhà thơ nửa đầu thế kỷ XIX không thể không nhắc đến nhà thơ - ông quan thị lang triều Nguyễn: Nguyễn Công Trứ. Đây là mọt nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, một phần nhân vật hăm hở lập công, hết sức đề cao chí làm trai và cách sống rất độc đáo, luôn tự do, phóng túng.

Nguyễn Công Trứ được coi là một trong những thi sĩ nổi tiếng nhất đương thời, ông có công lớn trong việc nâng thể hát nói thành thể thi ca có khả năng biểu hiện những tình cảm phong phú và tinh tế.

Trong số những bài thơ của Nguyễn Công Trứ sáng tác theo thể hát nói, nức danh hơn cả là bài thơ Bài ca ngất ngưởng. Đây là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả rời bỏ chốn quan trường về quê nhà sống cuộc đời ẩn dật. Đây cũng là lúc chất ngạo nghễ, ngất ngưởng vốn có của cụ Thượng Trứ được bộc lộ một cách đầy đủ nhất. Dẫu sao, tuy là một nhân vật có bản lĩnh, giàu cá tính, nhưng khi còn đang làm quan, Nguyễn Công Trứ cũng không thể sống một cách tự do, ông vẫn phải tuân thủ những luật lệ của triều đình. Và như lịch sử đã ghi lại, trong nhiều triều đại phong kiến thì triều đại Nguyễn vẫn được coi là một triều đại có những thiết chế hết sức gò bó, phi lí, phi nhân đạo nhất.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

2. Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng , mẫu số 2

Trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ đã bộc lộ tâm trạng cùng chất ngông riêng biệt trong phong cách sống, phong cách thơ văn của mình.

Bài làm:

Nguyễn Công Trứ được mệnh danh là nhà thơ ngất ngưỡng của Việt Nam với những phong cách rất riêng biệt, nó tạo nên một tính ngông trong phong cách sáng tạo nên tác phẩm nghệ thuật của Người, đặc biệt chúng ta bắt gặp phong cách đó trong tác phẩm bài ca ngất ngưởng.

Trong bài thơ tác giả đã thể hiện đúng thái độ tâm trạng, và phong cách của chính mình, với những cách xưng hô mang một cái nhìn đầy chất ngông, vũ trụ ở đây đã chỉ một không gian vô cùng rộng lớn và mênh mông, nhưng lại dường như không có một chút phận sự nào, ở đây tác giả dường như đang chê trách những đấng nam nhi trong đất nước, tác giả mở đầu cũng để thể hiện một nỗi lòng muốn thể hiện quan niệm về vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước, đó là những việc làm cần thiết và vô cùng xứng đáng đối với những đấng nam nhi được sinh ra trong đất nước:

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

3. Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng , mẫu số 3

Được viết vào thời gian Nguyễn Công Trứ cáo quan về ở ẩn, Bài ca ngất ngưởng thể hiện được phong cách sống ngất ngưởng, tài hoa.

Bài làm:

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) quê ở Hà Tĩnh, một danh nhân văn hoá văn võ toàn tài, là nhà thơ lỗi lạc của nước ta trong thế kỉ XIX.

Ông còn để lại trên 60 bài hát nói, khoảng 50 bài thơ Nôm. Bài "Hàn nho phong vị phú bài thơ "Đi thi tự vịnh", bài hát nói "Bài ca ngất ngưởng"... là những áng văn thơ tuyệt bút của ông để lại cho đời.

"Bài ca ngất ngưởng" được Nguyễn Công Trứ viết trong thời gian 10 năm cuối đời (1848 - 1859) khi ông về trí sĩ ở cố hương. Bài thơ thể hiện một phong cách sống đẹp của ông thi nhân tài tử.

Ngất ngưởng: Không vững ở chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi (Từ điển tiếng Việt). Ở bài thơ này, nên hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọi người.

Khổ đầu, câu 1, 2 đối lập giữa phận sự mang tầm vóc vũ trụ lớn lao với cảnh ngộ đã vào lồng rất chật hẹp tù túng. Thế mà ông Hi Văn đây - tự xưng rất đỗi kiêu hãnh tự hào - vẫn thi thố được tài năng, học giỏi, thi Hương đỗ giải nguyên (thủ khoa) làm quan võ là Tham tán, làm quan văn là Tổng đốc Đông. Là một con người có tài thao lược nên ta (ông Hi Văn) đã nên tay ngất ngưởng, một con người khác đời, khác thiên hạ, và bất chấp mọi người. Câu 3, 4 với cách ngắt nhịp (3-3-4-3-3-2) đã tạo nên một giọng điệu hào hùng:

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

4. Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng , mẫu số 4

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một con người có cá tính ngông nghênh, tự tin, yêu thích tự do và coi thường những danh lợi, vật chất tầm thường.

Bài làm:

Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, xuất thân trong một gia đình nền nếp gia phong. Mặc dù có tài nhưng Nguyễn Công Trứ theo đuổi nghiệp khoa cử đến năm 42 tuổi mới đỗ đạt. Sau đó ông làm quan cho nhà Nguyễn, nhưng tính tình phóng khoáng, thích tự do nên cuộc đời quan trường khá lận đận. Nguyễn Công Trứ là nhà nho yêu nước thương dân. Ông để lại khoảng 50 bài thơ, hơn 60 bài ca trù và một bài phú nổi tiếng Hàn nho phong vị phú. Các sáng tác của ông chủ yếu viết bằng chữ Nôm.

Bài ca ngất ngưởng thuộc thể hát nói, được sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do nhàn tản. Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường. Bài thơ là sự ý thức rất rõ tài năng và nhân cách sống của một nhà nho có tài, có nhân cách.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

5. Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng , mẫu số 5

Qua Bài ca ngất ngưởng ta thấy được một cái tôi cá tính, một bản lĩnh cứng cỏi của Nguyễn Công Trứ khi theo đuổi cuộc sống tự do tự tại, coi thường danh lợi.

Bài làm:

Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ viết vào năm 1848, năm ông cáo quan vể hưu sống ở quê nhà với cuộc sống phóng khoáng, tự do, nhàn tản.

Bài ca ngất ngưởng được viết theo thể hát nói.Hát nói là một trong rất nhiều thể điệu của ca trù (ca trù do nữ hát gọi là hát ả đào). Ca trù có nguồn gốc từ rất lâu đời nhưng hát nói thì mới hình thành sau này (cuối thế kỉ XVIII). Hát nói được các nhà thơ sử dụng như một thê thơ.

Mở đầu bài thơ là câu chữ Hán thể hiện lí tưởng cua nhà nho: trong vũ trụ việc gì cũng là phận sự của kẻ sĩ. Do đó, ông Hi Văn coi những việc gánh vác trong vũ trụ là bổn phận của mình. Tác giả tự xưng là ông và bước vào chốn quan trường, ông gọi đó là vào lồng, xem đó như là một sự trói buộc, mất tự do. Điều đó thể hiện tính cách độc đáo của ông bởi sự suy nghĩ đó không giống ai trong xã hội khi mà con người luôn khao khát được đi trên con đường công danh. Tính cách đó góp phần tạo nên sự ngất ngưởng cho Nguyễn Công Trứ.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

https://9mobi.vn/cam-nhan-bai-ca-ngat-nguong-cua-nguyen-cong-tru-25458n.aspx
Bên cạnh bài Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích Bài ca ngất ngưởng, Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương;Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây ; Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ; Cảm nghĩ về thầy, cô giáo.

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Lời bài hát Sai lầm của anh
Phân tích Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng ngắn gọn, hay nhất
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài Đồng Chí
Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

  • cảm nghĩ về bài ca ngất ngưởng
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.