Các em đang bí ý tưởng khi làm bài văn Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du), vậy hãy cùng 9mobi tham khảo các dàn ý và bài văn mẫu hay cảm nhận về 12 câu thơ đầu bài Troa duyên dưới đây.
- Phân tích đoạn trích Trao duyên
- Cảm nhận về đoạn Trao duyên
- Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến
- Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất
- 5 bài văn mẫu phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc
Tên bài viết: Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên
Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu của đoạn trích Trao duyên
I. Dàn ý cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên
Các em có thể tham khảo dàn ý 12 câu đầu Trao duyên để có thể hình thành các ý trong bài văn của mình dễ dàng.
1. Mở Bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích "Trao duyên".
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích "Trao duyên".
2. Thân Bài
a. Hai câu thơ đầu
- Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
- Lời nói, hành động trang trọng (từ "cậy", "lạy", "thưa") nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.
b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: "Giữa đường đứt gánh tương tư".
- Hình ảnh ẩn dụ "gánh tương tư": Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
- Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ "tình" để làm tròn chữ "hiếu" với cha mẹ ... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Dàn ý 12 câu đầu Trao duyên
II. Bài văn cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên
1. Bài văn mẫu 1
Không chỉ đi thẳng vào vấn đề giới thiệu tác giả, tác phẩm mà bài văn mẫu này còn trích luôn 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên ngay ở phần đầu của bài.
Bài làm
Nguyễn Du, một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, ông sinh năm 1766 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như. Quê ông ở Hà Tĩnh, ông được sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc. Sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công, cũng như sự thối nát của xã hội bấy giờ. Và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh. Nguyễn Du đã viết ra nhiều tác phẩm văn học để nói thay cho tấm lòng đầy ai oán, cho số phận bạc mệnh đáng thương của người phụ nữ. Trong đó có bài "Trao Duyên", là một bài thơ trong tuyệt tác "Truyện Kiều", một bài thơ bi cảm được thể hiện qua từng câu, từng chữ, nó mang đến một nỗi xúc động khôn nguôi cho người đọc.
"Trao Duyên" nói về một bi kịch dang dở trong tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Bài thơ đã khắc họa một nỗi đau mà khó ai có thể thấu hiểu của Thúy Kiều, qua bài thơ chúng ta cũng thấy được một giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện một niềm khát khao có được hạnh phúc của con người. Nổi bật nhất trong bài thơ Trao Duyên chính là đoạn thơ ... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
2. Bài văn mẫu 2
Bài văn mẫu Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên này cũng giới thiệu sơ qua về tác giả Nguyên Du và đoạn trích cũng như nểu được nổi bật nội dung chính của 12 câu thơ đầu.
Bài làm
Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm "Truyện Kiều". Đây là tác phẩm mà Nguyễn Du đã thể hiện được niềm cảm thông, thương xót với số phận "hồng nhan bạc mệnh". Cuộc đời của Thúy Kiều gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Mười hai câu thơ đầu của đoạn trích "Trao duyên" là sự mở đầu cho những tai ương mà nàng gặp phải.
Để có tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Quyết định ấy khiến nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu, nàng đã trao duyên lại cho người em gái Thúy Vân để cô thay mình nối duyên với chàng Kim:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật chứ không có ai lại trao đi một thứ khó xác định, khó nắm bắt như trao duyên. ... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Nội dung chính của 12 câu đầu bài Trao duyên
3. Bài văn mẫu 3
Các em có thể viết bài cảm nhận với 2 câu thơ đầu, 6 câu thơ tiếp theo và 4 câu thơ cuối trong 12 câu thơ đầu hoặc có thể làm theo bài văn mẫu Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên dưới đây.
Bài làm
Đại thi hào Nguyễn Du (1765-· 1820) tên chữ là Tố Như là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của Nguyễn Du gắn liền với "Truyện Kiều", một trong những tác phẩm nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Được viết dựa trên cốt truyện của "Kim Vân Kiều truyện", "Truyện Kiều" phản ảnh sinh động xã hội thời đại của tác giả, một xã hội mục nát bất công, nhẫn tâm dồn ép nhân dân vào bước đường cùng. Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn từ "Truyện Kiều", song "Trao duyên" vẫn thể hiện đầy đủ chủ đề của tác phẩm. Sống trong thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, nhân vật chính Thúy Kiều bị ép phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em trai, phải từ bỏ tình cảm của mình với Kim Trọng, trao lại duyên tình dang dở ấy cho Thúy Vân dù trong lòng có bao nỗi đau xót. Điều đó được khắc họa rõ nét trong 12 câu thơ đầu của đoạn trích "Trao duyên":
"Cậy em em có chịu lời,
...
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây." ... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
4. Bài văn mẫu 4
Các em cũng có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên hay này để có nhiều ý tưởng triển khai bài viết.
Bài làm
Đại thi hào Nguyễn Du là một thiên tài văn học, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều là một tuyệt tác của Nguyễn Du, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Đoạn trích "Trao duyên" đã nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân, cũng là phần mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều. Đặc biệt 12 câu thơ đầu như tiếng nấc uất nghẹn ngào:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Nguyễn Du là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, điều đó có thể dễ dàng thấy được qua hai câu thơ trên. Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu để nói chuyện với Thúy Vân. Từ "cậy" được sử dụng thật đặc sắc, là "cậy" chứ không phải "nhờ", người được "cậy" khó lòng từ chối. Thúy Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Thúy Vân không thể thoái thác được và phải "chịu lời". ... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
https://9mobi.vn/cam-nhan-cua-em-ve-12-cau-tho-dau-trong-doan-trich-trao-duyen-26850n.aspx
Thi môn văn, các em dễ dàng bắt gặp các bài văn cảm nhận và phân tích tác phẩm, nhất là thi văn trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Vì thế ôn tập và tham khảo các bài văn mẫu là điều rất cần thiết. Một số bài văn mẫu hay như bài văn Phân tích bài thơ Từ ấy, bài văn mẫu phân tích đoạn trích Trao duyên, phân tích bài thơ Viếng lăng Bác ..., các em cùng tham khảo.