Tiêu điểm

Cách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, RealmeTop 5 phần mềm chống lag khi chơi game trên điện thoại

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo

Caothu_android - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Bình Ngô đại cáo là áng văn chính luận xuất sắc của Nguyễn Trãi, đặc biệt trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã trình bày quan điểm về tư tưởng nhân nghĩa, yên dân. Các em hãy cùng Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo để làm rõ tư tưởng này.
Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo
Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều
Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc
Phân tích đoạn trích Trao duyên
Cách tắt bình luận và like trên ảnh đại diện Facebook

Bài văn mẫu: Em hãy Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo của tác giả Nguyễn Trãi

https://9mobi.vn/phan-tich-doan-1-binh-ngo-dai-cao-26877n.aspx
phan tich doan 1 binh ngo dai cao

Bài Phân tích đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo hay nhất
 

I. Dàn ý


1. Mở bài

Qua "Bình Ngô Đại Cáo", Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng yêu nước ở một tư tưởng mới đầy nhân văn và cao đẹp, đó là tư tưởng nhân nghĩa ở đời. Khổ thơ đầu của tác phẩm thể hiện rõ nhất điều đó.


2. Thân bài

- "Việc nhân nghĩa" chỉ những hành động chính nghĩa vì dân, lấy dân làm gốc
- Việc nhân nghĩa trước nhất là phải lo trừ bạo
- Khẳng định văn hiến, chủ quyền lãnh thổ, phong tục tập quán, nhân tài của Đại Việt
- Đại Việt qua bao thời đại vẫn đứng vững và kiêu hãnh trên trường quốc tế
- Sự thất bại thảm hại của những kẻ bất nhân làm việc phi nghĩa


3. Kết bài

Khái quát giá trị tác phẩm: Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc.


II. Bài tham khảo


1. Mẫu số 1:

Bài văn mẫu đã tập trung phân tích tư tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc và làm nổi bật tình yêu nước, tinh thần dân tộc được thể hiện trong đoạn 1 Bình Ngô đại cáo.

Bài làm:

Nhân nghĩa xưa nay vốn là một nội dung rất tích cực của Nho giáo. Đó là sự hi sinh, thương yêu và đùm bọc giữa con người với nhau. Thế nhưng, Nguyễn Trãi đã định nghĩa “nhân nghĩa” rất lạ. Theo ông “nhân nghĩa” tức là phải yêu dân, phải lo đặt hạnh phúc của nhân dân lên hàng đầu và hãy chiến đấu vì hạnh phúc đó.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Rõ ràng đây là một mục đích cao đẹp: Chiến đấu cho nhân dân. Thế đấy, đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” giờ đây không còn là khái niệm mà phải biến nó thành hành động, thành “việc nhân nghĩa”.
Vì cái đích rất cụ thể là giải phóng đất nước, đưa nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than, không phải làm thân phận súc nô và có nguy cơ bị diệt chủng...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.


2. Mẫu số 2:

Bài văn mẫu đã tập trung phântích tư tưởng nhân nghĩa, lấy dân làm gốc đồng thời thể hiện được niềm tự hào khi đặt Đại Việt sánh ngang với các triều đại phương Bắc.

phan tich doan 1 bai binh ngo dai cao

Bài văn mẫu Phân tích đoạn 1 tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Bài làm:

Tác giả đã xem "nhân nghĩa" không chỉ là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của con người mà còn nâng lên một ý nghĩa sâu sắc và khái quát hơn, "việc nhân nghĩa" ở đây chính là việc làm mà hành động vì nhân dân, mong nhân dân được yên bình, an ổn, được hưởng thái bình, hạnh phúc, ấm no. Việc nhân nghĩa là phải lo cho dân, cho nước, phải làm việc nghĩa trên lợi ích của nhân dân, lấy dân làm gốc, hành sự cũng vì dân. Vậy nên làm gì để đúng theo tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại lúc bấy giờ? Trước nhất là phải lo trừ bạo, phải lo diệt giặc xâm lăng "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", bờ cõi có yên, lãnh thổ có không còn bóng giặc xâm lăng thì nhân dân mới yên lòng mà lao động, mà sản xuất để phát triển đất nước. Đó là một tinh thần lớn, tinh thần dân tộc cao nhất, một tinh thần chính nghĩa xuất phát từ sự yêu thương và tấm lòng thiết tha cho con dân đất Việt.

Sau tư tưởng nhân nghĩa ấy, tác giả Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định nền văn hiến tốt đẹp được gây dựng từ bao đời của con người nước Việt:

"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"

Nước ta có truyền thống văn hiến từ xa xưa, nước ta có phong tục, tập quán riêng, nét đẹp của truyền thống, văn hóa được người Việt gây dựng từ bao đời "Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần". Không chỉ khẳng định nền văn hiến lâu đời trong niềm tự hào mà Nguyễn Trãi còn mạnh mẽ khẳng định sự bình đẳng, độc lập của con người, đất nước ta với các triều đại phương Bắc "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Truyền thống đấu tranh đầy anh dũng, bất khuất của các triều đại Đinh Lý Trần Lê có thể sánh ngang với các triều đại Hán ,Đường, Tống, Nguyên. Đại Việt ta tuy nhỏ bé về lãnh thổ mà tinh thần không nhỏ, vẫn xưng vương, bờ cõi độc lập, mạnh mẽ, không chịu nhún mình dưới quyền uy kẻ khác, tấm lòng Đại Việt cũng vì thế mà rộng lớn biết bao...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.


3. Mẫu số 3:

Sau khi giới thiệu khái quát về hoàn cảnh, mục đích sáng tác Bình Ngô đại cáo, bạn học sinh trong bài văn dưới đây đã có những phân tích chi tiết về tinh thần dân tộc, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trong đoạn 1 của tác phẩm:
 
Bài làm:
 
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
 
Năm 1814, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa tại rừng núi Lam Sơn - Thanh Hóa. Sau 10 năm chiến đấu gian lao và anh dũng, quân ta đã quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập, tự do cho đất nước và dân tộc. 
Đầu xuân năm 1428, Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết bài “Bình Ngô đại cáo”, tổng kết những chiến công oanh liệt trong 10 năm kháng chiến và tuyên bố Đại Việt bước sang một kỉ nguyên mới “Muôn thuở nền thái bình vững chắc”.
Phần đầu “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến rực rỡ lâu đời của Đại Việt. Nhân nghĩa là mục tiêu chiến đấu của nhân dân ta...(Còn tiếp)
 

>> Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc, tìm hiểu về nội dung cũng như đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, bên cạnh bài Phân tích đoạn 1 Bình ngô đại cáo trên đây, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích đoạn 1, 2 Bình Ngô Đại Cáo tại 9mobi.vn.

5 bài văn mẫu phân tích 12 câu trong đoạn 3 bài thơ Việt Bắc
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất
Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí
Tạo avatar, ảnh cover Facebook kiểu mẫu biển quảng cáo

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • phan tich doan 1 binh ngo dai cao

  • phan tich binh ngo dai cao
  • phan tich doan 1 bai binh ngo dai cao
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.