Tiêu điểm

Cách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, RealmeTop 5 phần mềm chống lag khi chơi game trên điện thoại

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Nguyễn Thuý Thanh - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Các mẫu văn Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chúng tôi giới thiệu dưới đây đều là những bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học. Các em có thể tham khảo để học hỏi thêm cách viết, cách triển khai vấn đề.
Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến
Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc
Phân tích 8 câu đầu bài Quê Hương của Tế Hanh ngắn gọn, hay nhất

Đề bài: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

phan tich bai tho tay tien cua quang dung

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

 

 

1. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 1:

Trong bài thơ Tây Tiến, hình ảnh những người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, lãng mạn, vừa kiêu hùng vừa mang nét hào hoa, trữ tình.

Bài làm:

Thiên nhiên núi rừng Tây Bắc thơ mộng trữ tình là thế nhưng ẩn sau đó là vẻ hoang sơ với đầy những hiểm nguy đang rình rập. Trước cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng hiện lên như một tượng đài bất diệt, mang vẻ đẹp vừa hùng tráng vừa tài hoa lãng tử của những người con Hà thành. Bài thơ Tây Tiến đã tái hiện chân thực lại sự tàn khốc của chiến tranh, những gian lao vất vả mà người lính phải trải qua trên chặng đường kháng chiến. Thế nhưng chưa bao giờ họ lùi bước trước khó khăn thử thách, những người lính vĩ đại ấy vẫn sống lạc quan yêu đời và chiến đấu anh dũng kiên cường.

Quang Dũng (1921 - 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, quê gốc ở Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là người nghệ sĩ đa tài vừa viết văn, làm thơ lại biết cả vẽ tranh, soạn nhạc. Thế nhưng nhắc đến Quang Dũng trước hết phải một nhà thơ tài hoa, giọng thơ ông vừa hồn nhiên, tinh tế lại không kém phần lãng mạn hào hoa, đặc biệt là khi ông viết về người lính Sơn Tây của mình. Những sáng tác chính của ông gồm có: Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (1988). Năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, tại Phù Lưu Chanh ông đã viết nên bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi tên thành Tây Tiến và được in trong tập thơ Mây đầu ô.

Xem bài mẫu chi tiếtTẠI ĐÂY.

 

2. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 2:

Có thể nói Tây Tiến chính là tình yêu, nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến, về vùng đất Tây Bắc gắn bó mà nhà thơ từng một thời cùng đồng đội chiến đấu, xông pha trận mạc.

Bài làm:

Tây Tiến là bài thơ của người lính nói về người lính - anh Vệ quốc quân thời 9 năm kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng vừa cầm sung đánh giặc vừa làm thơ nên thơ ông rất chân thực và hào sảng, dư ba. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc bước sang năm thứ ba, chặng đường kháng chiến còn đầy thử thách gian lao.

Tây Tiến nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về đồng đội thân yêu, cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.

Mở đầu bài thơ là một tiếng gọi làm nao lòng người. Nỗi nhớ thương, nỗi nhớ như nén chặt, bỗng trào dâng:

"Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi".

Từ "ơi" bắt vần với từ láy "chơi vơi" làm cho âm điệu câu thơ trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Hai chữ "nhớ" như hai nốt nhấn gợi tả nỗi nhớ "chơi vơi" cháy bỏng khôn nguôi. Từ Phù Lưu Chanh ông nhớ dòng song Mã, nhớ núi rừng miền Tây, nhớ đoàn binh Tây Tiến - một đơn vị bộ đội đã hoạt động tại vùng rừng núi miền Tây Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La - biên giới Việt Lào trong những năm đầu kháng chiến. Bao kỉ niệm đẹp một thời chinh chiến bỗng sống dậy.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

3. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 3:

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của nhà thơ Quang Dũng viết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, qua bài thơ nhà thơ đã dựng lên bức tượng đài bất khuất về người lính Tây Tiến.

Bài làm:

Tây Tiến là một bài thơ xuất sắc, có thể xem là một kiệt tác của Quang Dũng, xuất hiện ngay trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhà thơ Trần Lê Văn, người bạn thân, đã từng sống nhiều năm, từng in thơ chung vời Quang Dũng viết về hoàn cảnh Quang Dũng sáng tác bài thơ Tây Tiến như sau:

Đoàn quân Tây Tiến, sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Đại đội trưởng Quang Dũng ở đó đến cuối năm 1948 rồi được chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa được bao lâu; ngồi ở Phù Lưu Chanh (Hà đông) anh viết bài thơ Tây Tiến.

Khoảng cuối mùa xuân năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đó là một đơn vị thành lập vào đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt - Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ớ Thượng Lào cũng như miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh từ Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thành Hoá sang tận Sầm Nưa (Lào) rồi vòng về qua miền tây Thành Hoà. Những nơi này, lúc đó, còn rất hoang vu và hiểm trở, núi cao, sông sâu, rừng rậm, có nhiều thú dữ.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

4. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 4:

Bằng những trải nghiệm, nỗi nhớ của một người lính từng chiến đấu trong binh đoàn Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung đầy sống động về người lính Tây Tiến.

Bài làm:

Quang Dũng là nhà thơ tiêu biểu của chùm thơ chiến sĩ. Với lời thơ hào hùng, lãng mạn những sáng tác của ông đều để lại âm vang trong lòng người đọc cho đến tận ngày nay. Và "Tây Tiến" là một trong những tác phẩm như thế.

Tây Tiến là tên của một đoàn quân với đa số là những chàng trai sinh viên hà thành. Đoàn quân được thành lập đầu năm 1947 và đại đội trưởng không ai khác chính là Quang Dũng. Cuối 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại làng Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ" Nhớ Tây Tiến" sau in trong "Mây đầu ô" đổi tên thành Tây Tiến. Nổi bật của tác phẩm là cảm hứng lãng mạn và bi tráng của từng câu thơ. Mở đầu tác phẩm là nỗi nhớ miên man trải dài.

"Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Tác giả gọi tên dòng sông Mã- một nhân chứng theo suốt bước chân hành quân của đoàn quân. Quang Dũng nhớ về đồng đội, "nhớ về rừng núi". Nỗi nhớ ấy cứ cồn cào, da diết để rồi bật lên thành tiếng gọi "Tây Tiến ơi". Đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ đầu chính là cách gieo vần "ơi" và từ láy "chơi vơi".

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

5. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 5:

Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài, trong lĩnh vực thơ văn ông đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học giai đoạn kháng chiến, Tây Tiến là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Bài làm:

Trong quãng đời người lính của Quang Dũng và có lẽ trong suốt cả đời của người nghệ sĩ tài hoa ấy - những năm tháng chiến đấu trong đoàn quân Tây Tiến chắc chắn là quãng thời gian đáng nhớ nhất, in dấu sâu đậm hơn. Và thật là may mắn cho Quang Dũng và cho chúng ta, bao nhiêu kỉ niệm sâu sắc, bao nhiêu vẻ đẹp và cả sự bi tráng của một quãng đời không thổ quên ở nơi miền Tây Tổ quốc cùng những người đồng đội đã được nhà thơ lưu giữ mãi mãi với thời gian trong một thi phẩm xuất sắc: Tây Tiến. Bài thơ mang chứa gần như trọn vẹn những gì là đặc trưng nhất của hồn thơ Quang Dũng, để khi nói tới Quang Dũng là nhớ ngay tới Tây Tiến, mặc dù ông cũng còn có những thi phẩm đặc sắc khác.

Bài thơ được hình thành và kết tinh từ một nỗi nhớ, nỗi nhớ da diết về những người đồng đội và những ngày tháng, những kỉ niệm không thể nào quên của chính nhà thơ trong đoàn quân Tây Tiến, gắn với vùng đất miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng. Nỗi nhớ ấy đã đánh thức mọi ấn tượng, kí ức để kết tinh thành những hình ảnh sống động. Thường thì những hình ảnh trong kí ức được gợi ra khó mà có một trật tự rõ ràng, nó có thể xáo trộn trình tự thời gian, không gian nhưng vẫn có một trình tự khác, đó là mạch cảm xúc của chủ thể.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

6. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 6:

Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng không tái hiện khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, tráng lệ mà còn mang đến hình ảnh đầy mới lạ, bi tráng về những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp xưa.

Bài làm:

Trong nền thơ ca kháng chiến Việt Nam giai đoạn 1945-1954 Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu. Ông là một nhà thơ đa tài, nổi bật hơn cả là lĩnh vực thơ văn với tập thơ nổi tiếng "Mây đầu ô", trong đó đặc sắc hơn cả là bài thơ Tây Tiến.

Bài thơ Tây Tiến thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà lãng mạn, yên bình:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi"
Bài thơ mở đầu bằng một nỗi nhớ:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Nhà thơ gọi tên sông Mã - cong sông chảy qua một số tỉnh miền tây Thanh Hóa, là con sông gắn liền với cuộc trường chinh của người lính Tây Tiến. Bởi thế cho nên trong cảm nhận của nhà thơ con sông như một chứng minh lịch sử, một người bạn đồng hành trong suốt cuộc hành trình. Nhưng giờ "sông Mã xa rồi..." tất cả những kỷ niệm của một thời bão lửa đã lùi xa vào quá vãng. Tuy vậy nỗi nhớ về đồng đội vẫn luôn nóng hổi, tươi nguyên như ngày nào để rồi tác giả phải thốt lên "Tây Tiến ơi".

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

7. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 7:

Tây Tiến là bài thơ về tình yêu nước, quyết tâm chống giặc cùng tấm lòng gắn bó, yêu thương của người lính Tây Tiến với mảnh đất Tây Bắc, với những ngày chiến đấu gian khổ mà hào hùng.

Bài làm:

Tình đồng chí, tình đồng đội keo sơn gắn bó luôn là một đề tài muôn thuở cho các nhà thơ tìm về miền đất nhiều kí ức. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, những sự hi sinh, gian lao vất vả mà người chiến sĩ đã trải qua để mang lại cuộc sống yên bình cho bao người, họ còn bộc lộ những nét đáng yêu, tinh nghịch đậm chất lính. Quang Dũng cũng đã hòa mình vào với "chất lính cụ Hồ" để xây dựng nên bức tượng đài người lính vừa đẹp, vừa hùng tráng mà đầy khí phách:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

...

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"

Bài thơ "Tây Tiến" như một kí ức đẹp mỗi khi ta nhớ tới Quang Dũng. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niên Hà Nội. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa binh đoàn Tây Tiến chưa được lâu, tại Phù Lưu Chanh, với nỗi lòng nhớ Tây tiến da diết, ông viết bài "Nhớ Tây Tiến", sau ông đổi tên thành "Tây Tiến". Bài thơ được tin trong tập "Mây đầu ô".

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

8. Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, mẫu số 8:

Quang Dũng vốn là người lính trong binh đoàn Tây Tiến, do đó viết về Tây Tiến là viêt về những trải nghiệm, những kí ức không bao giờ quên trong cuộc đời của chính nhà thơ.

Bài làm:

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những dư vang dư hình của nó thì vẫn luôn còn đó, sống mãi bên đời. Người ta sẽ chẳng thể quên "có cái chết đã hóa thành bất tử" khi gặp ở trang thơ Tố Hữu, càng không thể quên hình ảnh người chiến sĩ "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" đã in sâu trong thơ Chính Hữu. Tự bao giờ, người lính đã trở thành những tượng đài bất tử như thế trong thơ? Đi qua gian khó, bước tới vinh quang, những người lính Tây Tiến cũng trở thành những hình tượng "còn mãi", "sống mãi", "đẹp mãi". Ta gặp lại họ trong những vần thơ thấm đẫm cảm xúc mà Quang Dũng gửi lại đoàn quân, cùng theo đó là bao nỗi nhớ...

Vốn là một trong những chiến sĩ của đoàn quân, Quang Dũng viết bài thơ bằng tất cả nỗi nhớ một người đồng chí, một người từng cộng khổ và sánh vai, chứ không phải của một người miền xuôi từng lên thăm miền ngược. Nỗi nhớ gửi từ Phù Lưu Chanh gọi về bao cảm xúc...

Nhớ về Tây Tiến, trước hết là nhớ về những tháng ngày đoàn quân ròng rã trên chặng đường hành quân. Nỗi nhớ trào dâng ngay từ những câu mở đầu:

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

 

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Cùng với bài Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, các em có thể tham khảo thêm một số bài phân tích khác như: Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc; Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí; Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

 

https://9mobi.vn/phan-tich-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung-25405n.aspx
 

Phân tích Bài thơ tiểu đội xe không kính
Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
Phân tích Bài ca ngất ngưởng
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Phan tich bai tho Tay Tien cua Quang Dung

  • Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.