Bài Phân tích đoạn trích Trao duyên sẽ cùng các em tìm hiểu về đoạn trích Trao duyên, qua đó thấy được tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi quyết định trao duyên cho Thúy Vân, về phần mình nàng chấp nhận bán đi tự do, hạnh phúc của bản thân để cứu cha và em trong cơn gia biến.
- Cảm nhận về đoạn Trao duyên
- Cảm nhận của em về 12 câu thơ đầu trong đoạn trích Trao duyên
- Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều
- Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc
- Phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng
Tên bài viết: Em hãy phân tích đoạn trích Trao duyên
Cảm nhận về đoạn trích Trao duyên
I. Dàn ý phân tích đoạn trích trao duyên
Sau đây là các đoạn phân tích Trao duyên dàn ý đầy đủ và chi tiết nhất, cacds em học sinh cùng tham khảo để làm bài tốt nhất, đồng thời nắm bắt được các ý chính trong đoạn trích Trao duyên.
1. Mở bài
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
Thiên "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du quả thực là một kiệt tác văn chương của nhân loại, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn dưới dạng các trích đoạn tiêu biểu.
Một trong những đoạn trích tiêu biểu cho hoàn cảnh éo le, dang dở tình duyên của Thúy Kiều chính là "Trao duyên".
2. Thân Bài
Phân tích lời trao duyên của Kiều:
- Hành động cử chỉ thể hiện sự kính trọng, trông cậy tin tưởng
- Lời lẽ đầy đủ cả lý cả tình, tính thuyết phục cao
Phân tích tâm trạng Kiều khi trao lại kỷ vật cho Vân:
- Hồi tưởng lại kỉ niệm tình yêu ngọt ngào
- Đau xót và tuyệt vọng, nhiều lần nhắc đến cái chết
Phân tích tâm trạng Kiều khi nhớ về Kim Trọng:
- Ý thức về số phận bạc mệnh của mình
- Nỗi đau khi phụ tình cảm của chàng Kim
3. Kết bài
Đánh giá: Có thể nói, trích đoạn "Trao duyên" là một trong những trích đoạn hay và gây xúc động mạnh nhất trong "Truyện Kiều"
Dàn ý phân tích Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
II. Bài văn mẫu phân tích đoạn trích Trao duyên
Ba bài mẫu phân tích Trao duyên dưới đây đều được Taimienphi.vn chọn lọc trong các bài văn mẫu theo tiêu chí đầy đủ các ý và hay nhất, đáp ứng được thang điểm khi làm văn. Các em cùng tham khảo.
1. Bài văn mẫu 1
Tham khảo bài văn phân tích đoạn trích Trao duyên này, các em học sinh có thể hình dung được cách phân tích đoạn tích, lập dàn ý cũng như sử dụng ngôn ngữ linh hoạt hơn.
Bài làm
“Truyện Kiều” không chỉ là một kiệt tác vĩ đại của nền văn học Việt Nam mà còn của toàn thế giới. Trong đó, đoạn trích nổi tiếng “Trao duyên” đã thể hiện cái nhìn hiện thực và nhân đạo của Nguyễn Du về con người, đặc biệt là đối với số phận của khách hồng nhan, số phận của Thúy Kiều. Ngoài ra, “Trao duyên” còn là tâm sự, là tiếng khóc đau thương được bật ra từ một hoàn cảnh éo le “tình chị duyên em”.
“Trao duyên” là câu chuyện đặc biệt đằng sau một hoàn cảnh đặc biệt. Sau đêm thề nguyền với Thúy Kiều, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương. Ngay lúc đó, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị hành hạ, gia sản bị cướp hết. Kiều đứng trước cảnh gia biến phải bán mình chuộc cha. Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh, Kiều cậy Thúy Vân tiếp nối mối duyên dang dở của mình với chàng Kim.
Mở đầu đoạn trích là hình ảnh Kiều mở lời nhờ cậy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
... (còn nữa)
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY
2. Bài văn mẫu 2
Khái quát hoàn cảnh diễn ra cuộc trao duyên giữa Thúy Kiều vào Thúy Vân, tâm trạng của Kiều khi dặn dò Vân và trao kỉ vật ... đều được bài viết phân tích đoạn trích Trao duyên này nêu nổi bật.
Bài làm
Đoạn Trao duyên có một vị trí đặc biệt trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du. Về phương diện cốt truyện, đoạn thơ đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhân vật chính – Thúy Kiều mở đầu cuộc đời lưu lạc, đau khổ. Về phương diện chủ đề, đoạn thơ thể hiện sâu sắc chủ đề bi kịch tình yêu tan vỡ. Về phương diện nghệ thuật, đoạn thơ chứng minh tài nghệ tuyệt vời của Nguyễn Du trong miêu tả nội tâm nhân vật.
Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lý
Mở đầu là những lời yêu cầu khẩn thiết của Kiều đối với Vân:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
Hai câu thơ cho thấy Kiều vừa khẩn khoản, vừa thiết tha vừa như đặt cả niềm tin và hi vọng vào Vân. Trong bao từ biểu đạt sự nhờ vả: nhờ, mượn, phiền,... Nguyễn Du chọn từ cậy. Phải chăng vì chỉ từ cậy mới hàm chứa nội dung thông báo nhờ và tin? Lại nữa tại sao là chịu lời mà không phải là nhận lời, tại sao "chịu lời" trước rồi mới "thưa" sau? ... (còn nữa)
Phân tích đoạn trích Trao duyên và nếu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY
3. Bài văn mẫu 3
Bài văn phân tích đoạn trích Trao duyên này đã phân tích đầy đủ các ý chính trong bài đáp ứng thang điểm chấm, đặc biệt là dưa ra cacds đoạn trích nhỏ trong bài giúp làm nổi bật được tâm trạng của Thúy Kiều.
Bài làm
Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng chói đóng góp cho dòng chảy văn học nước nhà những bước chuyển mình vàng son. Trong thời kì văn học trung đại, Nguyễn Du cùng với những tác giả khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,... tạo thành những tượng đài thơ ca của văn học Việt Nam. Tác phẩm làm nên tên tuổi của Nguyễn Du là tập truyện viết bằng chữ Nôm "Đoạn trường tân thanh" hay còn gọi ngắn gọn bằng cái tên "Truyện Kiều". Đoạn trích "Trao duyên" là một trong những đoạn tiêu biểu trong tập truyện, thể hiện sự dằn vặt, nỗi lòng đau đớn của nàng Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành nhờ cô em Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim Trọng.
Truyện Kiều là một tác phẩm được coi như kiệt tác văn chương của nhân loại, được viết dưới dạng truyện kể bằng thơ, lấy cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân người Trung Quốc. Tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân không hề được biết đến cho tới khi Nguyễn Du khai thác cốt truyện bình thường ấy thành tiếng kêu ai oán đến xé lòng, một bản sầu ca não nề của người con gái hồng nhan bạc phận. Đoạn trích "Trao duyên" từ câu 723 đến câu 756 trong phần "Gia biến và lưu lạc", tái hiện lại cuộc trò chuyện của chị em Thúy Vân Thúy Kiều. Gia đình gặp hoạn nạn, Thúy Kiều đành bán mình chuộc cha, trong tình cảnh đó, biết mình không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng, nàng Kiều đành phải trao lại tấm chân tình cho Thúy Vân, nhờ em làm tròn bổn phận, giữ trọn lời hứa của mình với người yêu.
Mở đầu câu chuyện bằng lời Thúy Kiều nhờ cậy của mình với em:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
4. Bài văn mẫu 4
Không chỉ phân tích nội dung như hoàn cảnh diễn ra cuộc trao duyên, tâm trạng của Thúy Kiều từ đầu cho tới cuối đoạn trích mà bài văn phân tích đoạn trích Trao duyên này còn đánh giá về nghệ thuật sử dụng ở trong bài.
Bài làm
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du không còn là tác phẩm xa lạ đối với các thế hệ bạn đọc. "Trao duyên" là một trong những đoạn trích tiêu biểu của thiên kiệt tác này. Nhận xét về "Trao duyên", Tản Đà từng viết: "Trong cả quyển Kiều, văn tả tình không mấy đoạn dài hơn như vậy. Đoạn này thật lâm ly, mà như thế mới biết hết tình sự".
"Trao duyên" là đoạn thơ bắt đầu từ câu 723 đến câu 756 của "Truyện Kiều". Đoạn trích đã khắc họa những tâm trạng đớn đau, giằng xé của Thúy Kiều khi nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng để làm trọn chữ "tình". Ngay từ nhan đề, đoạn trích đã gây nên sự tò mò cho bạn đọc. Chúng ta thường trao lại cho người khác vàng bạc, châu báu hay những thứ vật chất dễ nhìn thấy, dễ cầm nắm chứ mấy ai lại trao cho người khác thứ khó xác định, khó hình dung như trao duyên? "Duyên" là thứ con người khó có thể lí giải một cách thỏa đáng và nó rất khó để định hình. Vậy mà Thúy Kiều lại có hành động trao duyên, phải chăng có điều gì khó nói, uẩn khúc ở đây?
Phải từ bỏ tình yêu của mình là điều không ai mong muốn nhưng trong trường hợp này, Thúy Kiều không thể làm khác. Nàng buộc phải hi sinh tình cảm, hạnh phúc riêng tư của bản thân để chuộc cha và em trai. Đêm cuối cùng ở nhà trước khi theo Mã Giám Sinh ra đi, Thúy Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
5. Bài văn mẫu 5
Bài văn Phân tích đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du này đã làm nổi bật được tâm trang của Kiều cũng như nghệ thuật tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du. Các em cùng tham khảo bài văn mẫu này để xác định được ý chính ở trong bài.
Bài làm
Thiên "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du quả thực là một kiệt tác văn chương của nhân loại, tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn dưới dạng các trích đoạn tiêu biểu. Một trong những đoạn trích tiêu biểu cho hoàn cảnh éo le, dang dở tình duyên của Thúy Kiều chính là "Trao duyên". Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa một cách chân thực, rõ nét tâm trạng nhân vật Thúy Kiều trong từng phân cảnh, để lại trong lòng người đọc những cảm nhận sâu sắc.
Nhan đề "Trao duyên" của đoạn trích phần nào gây ấn tượng với người đọc bởi sự lạ lẫm, khác đời và khác người; duyên là duyên phận, là sự an bài và sắp đặt của ông trời, sao có thể đem ra nói trao đi đổi lại cho nhau dễ dàng như thế. Chính cái lạ lẫm của nhan đề đã gợi ra những dự cảm về nghịch cảnh cũng như tính éo le trong đoạn trích này. Sự nghịch lý chính nằm ở hành động trao duyên của Thúy Kiều, nàng muốn đem duyên tình của mình với Kim Trọng trao lại cho Thúy Vân, nhờ em nối tiếp nhân duyên trả nghĩa ân tình cho Kim Trọng.
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
Những từ ngữ như "cậy, chịu, ngồi lên, lạy, thưa", được tác giả sử dụng mang giá trị gợi tả và gợi cảm cực đắt. Thúy Kiều không đơn giản là nhờ vả mà là trông cậy vào Thúy Vân, chỉ có Vân mới giúp được Kiều trong hoàn cảnh này, nàng chấp nhận quỳ lạy và thưa gửi với chính em của mình, chỉ mong em có thể chấp nhận lời đề nghị khó khăn nhưng thiêng liêng này. ... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
6. Bài văn mẫu 6
Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du phân tích từ đầu cho tới cuối đoạn trích giúp các em hiểu hơn về bài phân tích, từ đó biết được các ý, sử dụng ngôn từ linh hoạt khi phân tích hơn.
Bài làm:
Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, một vị danh nhân văn hóa thế giới, tài năng của ông được khẳng định qua nhiều tác phẩm văn học xuất sắc. Trong đó nổi bật và được biết đến nhiều nhất là Truyện Kiều, một truyện thơ được xếp vào hàng kiệt tác của nền văn học trung đại cũng như toàn nền văn học của Việt Nam. Truyện Kiều là một tác phẩm văn học có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân ta từ hàng trăm năm nay, từ Truyện Kiều lại phát sinh ra vịnh Kiều, bói Kiều, tranh Kiều, lẩy Kiều,... là nguồn cảm hứng cho hàng loạt các loại hình sân khấu, âm nhạc, hội họa,... thậm chí nó còn vươn xa ra ngoài thế giới với hơn 20 bản dịch của các quốc gia khác nhau. Có thể nói rằng khó có thể có tác phẩm nào trong nền văn học Việt Nam có thể vượt qua cái bóng của Truyện Kiều. Đoạn trích Trao duyên là một đoạn trích đặc sắc và khá tiêu biểu cho cuốn truyện thơ này, kể về nỗi bất hạnh đớn đau đầu tiên trong cuộc đời 15 năm sóng gió lưu lạc của Thúy Kiều, cô gái tài hoa nhưng mệnh bạc.
Sở dĩ có cảnh trao duyên bởi trước đó khi gia đình gặp biến cố, cha và em của Kiều bị bắt bớ và đánh đập vô cùng dã man, phải có một món tiền lớn để chuộc thì mới thoát tội chết. Kiều vốn là con cả thế nên phải gánh trách nhiệm này, cách duy nhất Kiều có thể nghĩ đến ấy là bán thân làm vợ lẽ cho người ta để kiếm tiền. Thế nhưng đau đớn thay, Kiều lại chót thề nguyền đính ước với chàng Kim Trọng, hứa đợi chàng trở về, nay ra nông nỗi này lòng Kiều vô cùng rối rắm. Thế rồi, sau bao nhiêu trằn trọc suy nghĩ, chữ hiếu vẫn đặt lên trên chữ tình, Kiều đành có lỗi với tình cảm của chàng Kim, để trọn hiếu với phụ mẫu. Nhưng Kiều vẫn muốn vẹn toàn đôi bên, nên đã nhờ em là Thúy Vân nối tiếp tình duyên với Kim Trọng coi như là trả hết nghĩa cho chàng. Đoạn trích Trao duyên trích từ câu 723-756, thuộc phần Gia biến và lưu lạc.
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
7. Bài văn mẫu 7
Trao duyên là đoạn trích nằm trong Truyện Kiều của Nguyễn Du thuộc nội dung chương trình học lớp 10 THPT. Các em có thể tham khảo bài văn mãu phân tích đoạn trích Trao duyên này để hiểu bài và làm bài văn dạng này dễ dàng.
Nhắc đến Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc Việt Nam, người ta sẽ nhớ ngay đến "Truyện Kiều" - kiệt tác văn chương của nhân loại. Những tác phẩm của Nguyễn Du nói chung và thiên "Truyện Kiều" nói riêng đã đóng góp một phần quan trọng đối với nền văn học, văn hóa nước nhà. Đoạn trích "Trao duyên" được trích trong tác phẩm từ câu thơ 723 đến câu 756, nói về bối cảnh Thúy Kiều trao duyên lại cho Thúy Vân, nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đây là một trích đoạn đầy nghịch cảnh éo le và bi kịch, gây sự xúc động mạnh trong lòng người đọc.
Trong đoạn trích, cái duyên ở đây chính là mối duyên tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng, thế nhưng vì hoàn cảnh gia đình rơi vào bi kịch, Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha và em, không còn có thể giữ mối duyên đó với chàng Kim được nữa. Thúy Kiều đành đem duyên đó của mình trao lại cho em gái là Thúy Vân, ngưỡng mong em sẽ chấp nhận và thay mình trả mối nghĩa tình cho chàng Kim. Mở đầu là câu thơ mang nặng sự nhờ vả, trông cậy của Kiều dành cho Vân:
"Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa"
... (còn nữa)
Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
8. Bài văn mẫu 8
Không chỉ hữu ích với các em học sinh muốn học giỏi văn mà bài văn mẫu Phân tích đoạn trích Trao duyên này còn là tài liệu hữu ích với thầy cô giúp thầy cô giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Nguyễn Du - một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tác phẩm "Truyện Kiều" đã khẳng định và ghi dấu tên tuổi Nguyễn Du trên văn đàn nghệ thuật nước nhà và thế giới. "Trao duyên" là đoạn trích đặc sắc trong Truyện Kiều nói về tình yêu sâu nặng cũng như bi kịch số phận của Kiều trước biến cố cuộc đời.
Đoạn trích nói về hoàn cảnh của gia đình Kiều dẫn đến việc Kiều phải "trao duyên". Bọn sai nha gây ra vụ án oan sai đối với gia đình Kiều, khiến nàng phải bán mình lấy để chuộc cha. Bán mình đi tức là nàng đã bán đi quyền lựa chọn đối với cuộc đời mình, nàng đành hy sinh mối tình với Kim Trọng, đành phụ chàng. Thế nhưng vì tình sâu nghĩa nặng, Kiều không thể cứ thế mà phụ chàng Kim, nàng đã trao duyên cho Thúy Vân là em gái mình, mong rằng em có thể thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Bằng những hành động và lời lẽ lí tình thấu đáo, Kiều cố gắng thuyết phục em mình:
"Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
... (còn nữa)
Xem bài văn mẫu chi tiết TẠI ĐÂY
https://9mobi.vn/phan-tich-doan-trich-trao-duyen-26829n.aspx
Bài văn mẫu Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều, bài phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc, bài văn mẫu Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ cũng được Taimienphi.vn chia sẻ, các em cùng tham khảo để làm bài văn hay, đủ ý, đạt điểm cao hơn.