Được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam tràn đầy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt đã khẳng định chắc nịch chủ quyền của dân tộc, vậy Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà của em là gì?
- Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ
- Lời bài hát Tây Sơn hào kiệt
- Top bài thơ hay về quê hương đất nước và con người Việt Nam
- Thơ chúc Tết 2021
- Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến
Đề bài: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
1. Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, mẫu số 1
Nam quốc sơn hà là bài thơ kết tinh tình yêu nước, hào khí mạnh mẽ, oai hùng của thời đại...
Bài làm:
Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
2. Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, mẫu số 2
Sông núi nước Nam đã mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của nước Nam, đó là chủ quyền được ghi nhận trong sách trời, là chân lí không ai có thể thay đổi.
Bài lm:
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi "sông núi nước Nam vua Nam ở" sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ "cư" ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, mẫu số 3
Được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, Sông núi nước Nam không chỉ thể hiện chủ quyền mà còn khẳng định sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.
Bài làm:
Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
4. Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, mẫu số 4
Bài thơ chỉ có 4 câu ngắn gọn nhưng lại vang vọng như một áng tuyên ngôn hào hùng, đanh thép về chủ quyền dân tộc.
Bài làm:
Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những 'trận đánh lớn' đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ "Sông Núi nước Nam".
Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng:
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
5. Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, mẫu số 5
Khẳng định chủ quyền, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, Nam quốc sơn hà còn chỉ ra kết cục thảm bại của quân giặc nếu cố tình đi ngược lại chính nghĩa.
Bài làm:
Suốt hơn một ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta phải sống trong cảnh khát khao mơ ước mong có được một cuộc sống hạnh phúc, tự do. Vì thế chúng ta có thể hình dung niềm hạnh phúc sẽ lớn dần mức nào khi nước Đại Việt ta có được chủ quyền, có tự do và độc lập. Lịch sử đã ghi danh thế nhưng trong văn học, phải đợi đến gần một trăm năm sau đó, khi bài thơ Nam Quốc sơn hà ra đời, chúng ta mới có một tuyên ngôn chính thức về chủ quyền và ý chí tự lực tự cường của dân tộc chúng ta. Bài thơ từ đó đến nay đã vang vang suốt hàng ngàn năm lịch sử:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ hại hư
Nguyên bài thơ được coi là của tướng quân Lý Thường Kiệt, một người con vĩ đại của đất Thăng Long. Thế nhưng cho đến ngày nay, câu trả lời cho câu hỏi tác giả bài thơ là ai vẫn đang còn bỏ ngỏ. Chỉ biết rằng bài thơ ra đời khi cuộc giao tranh giữa quân ta với quân đội của Tống triều đang ác liệt.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
6. Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà, mẫu số 6
Bài làm:
Yêu nước cũng như lòng tự hào về dân tộc mình là một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã phải trải qua bao vất vả, gian lao, phải trải qua bao nhiêu biến cố đau thương, nhưng ý chí đánh đuổi ngoại xâm, gìn giữ độc lập chủ quyền không bao giờ dập dắt. Bài thơ Nam quốc Sơn hà (Sông núi nước Nam) của Lí Thường Kiệt là một áng thơ kiệt tác thể hiện truyền thống đó.
Bài thơ được ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống quân Tống ở phương Bắc sang xâm lược nước ta, "Sông núi nước Nam" vang lên như lời tuyên ngôn của Đại Việt, khẳng định độc lập, chủ quyền. Đây là lời tuyên ngôn của hàng vạn trái tim yêu nước, mà không ai có quyền phủ nhận:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Câu thơ như một mệnh lệnh của người Đại Việt. Nước Nam là của người Nam, mặc dù đất nước ấy còn nhỏ bé nhưng phải có chủ quyền của người Nam.
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
https://9mobi.vn/cam-nhan-khi-doc-bai-tho-nam-quoc-son-ha-25465n.aspx
Cùng với bài Cảm nhận sau khi đọc bài Nam Quốc sơn hà, các em có thể tham khảo thêm: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương; Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ; Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến; Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Cảm nghĩ của em về truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy