Nếu em chưa biết cách chuyển tải những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm của Tú Xương như thế nào cho khéo léo qua một bài văn ngắn, vậy em có thể tham khảo bài văn mẫu trình bày Cảm nhận về bài thơ Thương vợ dưới đây để học hỏi thêm cách viết bài.
- Phân tích bài thơ Thương Vợ của Tú Xương
- Hình ảnh bà Tú qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương
- Lời bài hát Thương lắm thầy cô ơi
- Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến
- Lời chúc sinh nhật vợ hay và ý nghĩa nhất
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ
Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ
1. Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ, bài mẫu số 1:
Thương vợ là bài thơ tự trào đầy xúc động của nhà thơ Tú Xương về sự vất vả, cơ cực của người vợ cũng như sự tự trách sự vô tâm, bất lực của bản thân trước sự vất vả của vợ.
Bài làm:
Trong lịch sử văn học nước ta xưa nay, thơ viết về vợ vốn không nhiều. Do đó, thơ hay nghĩa là viết chân thật, sâu sắc và xúc động về đề tài này lại càng hiếm hoi. Vì vậy có thể xem Trần Tế Xương là một trường hợp đặc biệt. Trong thơ mình, ông nói đến vợ rất nhiều lần.
Khi thì lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ. Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ. Đem chuyện trăm năm giở lại bàn. Khi thì Vuốt râu nịnh vợ con bu nó. Lại có lúc Viết vào giấy dán ngay lên cột. Hỏi mẹ mày dốt hay hay. Cao hứng và ngông nghênh hơn, nhà văn đã viết văn tế để tế sống vợ. Nhưng đỉnh cao mảng thơ này của ông phải nói là bài thơ Thương vợ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thăn cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
2. Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ, bài mẫu số 2:
Thương vợ là tình cảm thương yêu, trân trọng sâu sắc nhất của nhà thơ Tú Xương dành cho người vợ tào khang của mình.
Bài làm:
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trào phúng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bên cạnh những tác phẩm mang ý nghĩa trào phúng phê phán, lên án xã hội cũ ông còn những tập thơ trữ tình rất độc đáo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có giá trị lớn là bài thơ "Thương vợ".
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vẵng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!
Có thể nói ông là một trong những nhà văn, nhà thơ có cuộc đời lận đận trong đường công danh, mặc dù là người thông minh nhưng ông đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Nhà nghèo lại động con, nghề dạy học lại bấp bênh trong xã hội suy tàn lúc bấy giờ, chính vì thế bà Tú lại chính là người trụ cột trong gia đình lo cái ăn, cái mặc cho chồng con. Người vợ hiền đảm đang ấy đã cho ông cảm hứng sáng tác bài thơ "Thương vợ". Đây cũng là nỗi lòng của chính ông muốn nói với người vợ đảm đang, tần tảo sớm hôm không một lời oán thán. Mở đầu bài thơ Tú Xương đã khái quát phần nào nghề nghiệp của bà Tú và hoàn cảnh gia đình mình
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
3. Cảm nhận về bài thơ Thương Vợ, bài mẫu số 3:
Bằng giọng văn trào phúng hóm hỉnh mà sâu cay, Tú Xương trong bài thơ Thương vợ không chỉ thể hiện sự đồng cảm với nỗi vất vả của vợ, tự trách bản thân mà còn lên án sâu sắc xã hội phong kiến thối nát, tiêu cực.
Bài làm:
Hình ảnh của người phụ nữ luôn là đề tài muôn thuở cho nền văn chương kim cổ Việt Nam. Tuy nhiên, thơ văn viết về người vợ bằng tình cảm của một người chồng đã ít nay lại viết về người vợ đang sống lại còn hiếm hoi hơn. Và Trần Tế Xương là một trong những bậc thức giả hiếm hoi của nền thơ ca trung đại Việt Nam đã đưa hình ảnh người vợ tần tảo của mình ngay khi bà vẫn còn là một đoá hoa tươi tắn trên đường đời vào những dòng thơ trữ tình nhưng cũng không kém phần trào phúng làm bật lên được đức hi sinh đảm đang, tấm lòng tháo vát chịu thương chịu khó của người bạn đời, bà Tú, qua đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân đến người vợ của mình:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Trần Tế Xương, thường gọi là Tú Xương, sống trong buổi giao thời đầy nghèo khổ nửa thực dân Pháp - nửa phong kiến. Ông là người thông minh, ham học, hào hoa, phóng túng, có tài làm thơ hay nhưng lại lận đận trên con đường thi sử và nổi tiếng chủ yếu ở hai mảng thơ: trào phúng và trữ tình có pha chút giọng cười chân biếm sắc xảo bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời
Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.
https://9mobi.vn/cam-nhan-ve-bai-tho-thuong-vo-25413n.aspx
Cùng với bài Cảm nhận về bài thơ Thương vợ, các em có thể tìm đọc thêm: Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương; Cảm nhận về vẻ đẹp của Đăm Săn trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây; Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến; Cảm nhận của em về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến; Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ