Cách viết đơn xin nghỉ việc, những lý do nghỉ việc đúng pháp lý được 9mobi.vn chia sẻ ngay dưới đây. Bạn đọc tham khảo, áp dụng vào trường hợp của mình để viết đơn xin nghỉ việc đúng chuẩn quy định.
- Top mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp mới nhất 2023
- Đơn xin nghỉ việc mẫu 2021
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đúng chuẩn, mới nhất
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm Lịch 2024, Tết Nguyên Đán mới nhất
- Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật xin việc làm mới nhất và cách viết
Bạn đang muốn nghỉ việc nhưng không biết lấy lý do gì để được chấp nhận. Tham khảo ngay cách viết đơn xin nghỉ việc, những lý do nghỉ việc đúng pháp lý dưới đây để biết được các gợi ý và áp dụng nhé.
Hướng dẫn chi tiết cách viết đơn xin nghỉ việc và lý do nghỉ việc đúng pháp luật
Trước khi tìm hiểu về cách viết đơn, bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất 2023 mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ.
1. Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc
1.1. Những nội dung cần có
Đơn xin nghỉ việc về cơ bản phải đảm bảo các nội dung sau đây:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Nội dung đơn:
+ Nơi nhận đơn, người nhận đơn;
+ Thông tin người làm đơn;
+ Lý do xin nghỉ việc;
+ Thời điểm nghỉ việc;
+ Vấn đề bàn giao công việc: các đầu việc, nội dung công việc bàn giao;
+ Lời cam kết các thông tin trong đơn;
+ Lời cảm ơn.
- Ký và ghi rõ họ tên.
1.2. Cách viết đơn xin việc chi tiết
Viết đơn xin nghỉ việc không hề khó chút nào, nhất là bạn làm theo hướng dẫn sau đây.
* Viết nội dung chính của đơn
- Nơi nhận, người nhận đơn:
+ Ghi ở phần "Kính gửi". Sẽ ghi tên nơi nhận hoặc người nhận - chính là người quản lý, người có thẩm quyền giải quyết đơn xin nghỉ việc.
+ Ví dụ
Kính gửi: Công ty cổ phần Minh Anh.
Kính gửi: Ban giám đốc công ty cổ phần Minh Anh/ Phòng nhân sự công ty cổ phần Minh Anh.
- Thông tin người làm đơn
Ghi rõ các thông tin về họ tên, số CCCD kèm ngày cấp nơi cấp, chức vụ, bộ phận đang làm việc. Ngoài ra có thể ghi thêm thông tin liên lạc như số điện thoại, địa chỉ.
- Lý do xin nghỉ việc
+ Bạn đọc có thể tham khảo các lý do đúng chuẩn pháp lý mà chúng tôi đã nêu ở mục 2 của bài viết.
+ Ví dụ:
Theo kế hoạch của gia đình, trong thời gian sắp tới tôi sẽ chuyển ra ngoại thành Hà Nội để sinh sống. Quãng đường đi làm từ nhà đến công ty khá xa (là hơn 30km), điều này khiến tôi không thể đảm bảo sức khỏe để đi lại, đồng thời không đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian công ty quy định, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến công việc.
Thời gian làm việc tại công ty, tôi cảm thấy rất tuyệt vời, công ty đã cho tôi biết thêm nhiều người đồng nghiệp và kinh nghiệm quý báu. Dù không muốn nhưng tôi đành lòng không thể tiếp tục làm việc tại công ty.
Tôi viết đơn này kính mong Ban giám đốc công ty thông cảm, xem xét và chấp thuận cho tôi được thôi việc. Kính chúc Quý Công ty ngày càng phát triển hơn nữa.
- Thời điểm nghỉ việc: Trong đơn ghi rõ thời điểm bạn muốn nghỉ việc, lưu ý phải đảm bảo thời gian báo trước nếu thuộc trường hợp phải báo trước cho công ty.
- Bàn giao công việc
Bạn cần ghi rõ nội dung bàn giao công việc là gì, liệt kê các công việc đã bàn giao, người nhận bàn giao là ai.
* Ngôn ngữ, cách trình bày
- Ngôn ngữ lịch sự, tránh sử dụng các từ ngữ gây hiểu lầm với công ty, đặc biệt ở phần lý do nghỉ việc;
- Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy, nếu viết tay thì nên viết trên tờ giấy A4 đảm bảo sự lịch sự, chuyên nghiệp;
- Chỉ dùng 1 màu mực trong đơn;
- Hạn chế tối đa việc gạch xóa, sửa chữa trong đơn;
- Bố cục các nội dung rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.
Cách viết đơn xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích
Bạn chuẩn bị nghỉ việc cũng như đang chuẩn bị hồ sơ để tìm việc mới. Ngoài CV xin việc đẹp, các bạn nhớ chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, bằng cấp... để thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng nhà tuyển dụng nhé.- Xem thêm: Hồ sơ xin việc gồm những gì?
2. Những lý do nghỉ việc đúng pháp lý
Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có lý do nghỉ việc phù hợp khác nhau. Các bạn cân nhắc để lựa chọn, viết lý do phù hợp.
2.1. Lý do nghỉ việc theo Bộ luật Lao động
Theo quy định của Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, với những lý do sau đây thì người lao động chắc chắn được nghỉ việc, thậm chí không cần phải báo trước với công ty:
- NLĐ không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp NLĐ được điều chuyển đi làm công việc khác với hợp đồng lao động;
- NLĐ không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng;
- NLĐ bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập. Hoặc NSDLĐ có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- NLĐ là nữ mang thai phải nghỉ việc theo xác nhận của cơ sở y tế;
- Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu mà không tiếp tục ký hợp đồng với công ty;
- Công ty cung cấp thông tin không trung thực khi ký HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
2.2. Những lý do nghỉ việc khác
Ngoài những lý do đã nêu ở mục 1, người lao động có thể sử dụng lý do khác để xin nghỉ việc. Tuy nhiên lưu ý rằng, khi dùng các lý do khác thì người lao động phải đảm bảo về thời gian báo trước khi xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng.
- Do hoàn cảnh gia đình
Đây là một lý do mà bạn có thể lựa chọn để xin nghỉ việc. Ví dụ như bố mẹ ở quê già yếu, bố mẹ bị bệnh cần người chăm sóc, con cái còn nhỏ, hay điều kiện gia đình không cho phép đủ thời gian đi làm,... Với những lý do khách quan này, khả năng cao người quản lý sẽ gật đầu đồng ý cho bạn nghỉ việc.
- Kế hoạch sinh con
Với lao động nữ, kế hoạch sinh con chắc chắn là một lý do được sử dụng rất nhiều. Việc làm cha, làm mẹ vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người. Do đó, có nhiều trường hợp để chuẩn bị tốt cho sự ra đời của em bé, người lao động sẽ có sự thay đổi công việc như tìm công việc nhẹ nhàng, gần nhà, công việc ít phải đi lại,... để bảo đảm sức khỏe trong thai kỳ. Chình vì vậy mà họ xin nghỉ việc, thông báo đến với công ty để có sự chuẩn bị, sắp xếp tìm nhân sự thay thế.
- Nghỉ việc do quá xa chỗ làm (chuyển nơi ở mới)
Đây cũng là một lý do mà NLĐ có thể tham khảo để viết vào đơn xin nghỉ việc. Quãng đường di chuyển từ nhà đến nơi làm việc quá xa cũng là một sự cản trở lớn đối với NLĐ: tốn thời gian, không đảm bảo sức khỏe, không đảm bảo an toàn, khó đảm bảo thời gian làm việc của công ty.
- Lý do cá nhân
Nếu bạn phát hiện sức khỏe mình không đủ để đảm nhận các công việc trong công ty, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động chung thì có thể báo và xin nghỉ việc. Thông thường, đây là những trường hợp NLĐ phát hiện bị bệnh phải điều trị dài ngày.
- Nghỉ việc để tập trung việc học. Đi học thêm để nâng cao trình độ
Khá nhiều người có mong muốn đi học nâng cao trình độ, khả năng chuyên môn để phát triển bản thân, có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn như đi du học, học cao học,... Vì vậy mà họ muốn nghỉ công việc hiện tại để tập trung học tập. Với lý do này, người sử dụng lao động cũng dễ dàng chấp nhận.
- Có cơ hội việc làm tốt hơn
Một trong những lý do chính đáng mà bạn không thể bỏ qua khi xin nghỉ việc là khi bạn có cơ hội làm việc tốt hơn. Bạn có cơ hội để phát triển, hoàn thiện bản thân, tin chắc rằng người sếp nào cũng sẽ ủng hộ cho sự lựa chọn này.
- Thay đổi môi trường làm việc
Thông thường những bạn trẻ mới ra trường sẽ có xu hướng nhảy việc nhiều để tìm được môi trường làm việc phù hợp. Với những lao động lâu năm tại công ty, họ cũng mong muốn thay đổi, tìm một môi trường mới mẻ hơn để thử thách bản thân. Tuy nhiên khi dùng lý do này, bạn phải viết thật khéo léo để giữ mối quan hệ tốt đẹp với công ty cũ.
https://9mobi.vn/cach-viet-don-xin-nghi-viec-nhung-ly-do-nghi-viec-dung-phap-ly-31921n.aspx
Cách viết đơn xin nghỉ việc, những lý do nghỉ việc đúng pháp lý được chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm được nội dung cơ bản cũng như cách viết đơn. Những lý do khéo léo, câu từ chuyên nghiệp chắc chắn sẽ nhận được sự đồng ý của giám đốc và giữ được mối quan hệ tốt đẹp với công ty.