Tiêu điểm

Cách sửa lỗi iTunes không nhận iPhone hiệu quả nhấtCách chụp màn hình điện thoại Samsung, Oppo, iPhone, Xiaomi, Realme

Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Thuý Thanh - ( 5.0★- 2 đánh giá)  ĐG của bạn?
Những mẫu văn Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em học sinh trong quá trình em tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm chính luận xuất sắc đồng thời là văn kiện chính trị quan trọng của Việt Nam này.
Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
Phân tích Ngôn chí, bài 3 của Nguyễn Trãi ngắn gọn, hay nhất
Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Phân tích Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh ngắn gọn, top bài văn mẫu siêu hay
Chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 2022 mới nhất

Đề bài: Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

phan tich ban tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minh

Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

1. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập, bài mẫu số 1:

Tuyên ngôn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo ngày 26/8/1945 tại Hàng Ngang, Hà Nội. Bản tuyên ngôn là văn kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử, chính trị Việt Nam.

Bài làm:

Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ. Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình. Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị. Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó.

Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48 Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý - cơ sở thực tế - khẳng định.

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng cách trích dẫn những lời bất hủ của "tuyên ngôn độc lập mĩ" và "tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của pháp. Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống, quyền bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ trong hai văn bản này. Người khẳng định: "đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Bởi đây là thành quả của những cuộc cách mạng tháng Tám tiến bộ và chân lí mang đầy tính nhân văn của nhân loại. Nhà văn đấu tranh cho quyền của con người. Từ hai bản tuyên ngôn Bác đã vận dụng sáng tạo.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

2. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập, bài mẫu số 2:

Tuyên ngôn độc lập có lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng hồn, luận cứ thuyết phục đã khẳng định nền độc lập của nước Việt Nam non trẻ.

Bài làm:

Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ.Bản tuyên ngôn được Người viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dân những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Toàn văn bản tuyên ngôn không dài, chỉ gói trọn trong khoảng chưa đầy một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và súc tích. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liền mạch với nhau theo một bố cục chặt chẽ mạch lạc... Phần đầu bản Tuyên ngôn nêu lên những chân lý về nhân quyền và dân quyền. Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, bản "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ và bản "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp đã có dụng ý sâu sắc. Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ; đã đấu tranh giành độc lập thành công.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

3. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập, bài mẫu số 3:

Tuyên ngôn độc lập là văn kiện lịch sử quan trọng, là áng văn chính luận mẫu mực của nền văn học Việt Nam.

Bài làm:

Trong số những tác phẩm của Bác có những kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc thì Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm tiêu biểu nhất. Tác phẩm có giọng văn hùng hồn thống thiết, có lí luận chặt chẽ sắc bén, có sức thuyết phục cao đối với người đọc và người nghe- Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những con người anh hùng Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. "Bản tuyên ngôn Độc lập" là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần Dân Tiên).

Tuyên ngôn Độc lập mở đầu là nêu thẳng vấn đề. Người nêu những căn cứ pháp lí, "những lẽ phải không ai chối cãi được". Đó là những câu tuyên bố nổi tiếng được Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của Pháp và Mĩ. Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ: "Tất cả mọi người đều sinh ra... mưu cầu hạnh phúc". Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Người còn nêu những lời trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra... về quyền lợi).

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

4. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập, bài mẫu số 4:

Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến và mở ra kỉ nguyên phát triển mới cho toàn dân tộc.

Bài làm:

"Tuyên ngôn độc lập" là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn do chủ tịch Hồ Chí Minh viết. Tác phẩm là văn kiện tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân phong kiến nước ta đồng thời mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập tự do.

"Tuyên ngôn độc lập" ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng đặc biệt. Tuyên ngôn được ra đời khi chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới thành lập đã phải đối mặt với nhiều thử thách., thế lực phản động cấu kết nhằm tước đoạt thành quả mà chúng ta đã đạt được. Mặc dù vậy, tuyên ngôn vẫn được ra đời và có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với dân tộc ta.

Trong bản Tuyên ngôn đọc lập, ở phần cơ sở pháp lý Bác Hồ trích nguyên văn một đoạn tuyên ngôn của nước Mỹ. Bác dùng nó như một nền tảng pháp lý, một nguyên lý cơ bản quan trọng nhất làm tiền đề cho toàn bộ tư tưởng tác phẩm đê nâng cao phát triển thành luận điểm: từ quyền bình đẳng của con người Người phát triển thành quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

5. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập, mẫu số 5:

Bản tuyên ngôn đã khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam, tính chính nghĩa của cách mạng.

Bài làm:

Ngày 19-8-1945, lực lượng cách mạng và nhân dân Hà Nội đã nổi dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tổng khởi nghĩa đã lan rộng hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Ngày 26-8 -1945, từ chiến khu Việt Bắc, lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo của Đảng đã về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

Chiều ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên lễ đài của quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho Chính phủ lâm thời đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một văn kiện lịch sử vô giá, đồng thời là bài văn chính luận xuất sắc, mẫu mực trong nền văn học nước nhà. Tuyên ngôn Độc lập là bản tổng kết khá đầy đủ về một thời kì lịch sử đau thương nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta chống lại ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành chủ quyền tự do, độc lập.

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

6. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập, mẫu số 6:

Được soạn thảo năm 1945, ngay sau cách mạng tháng 8 thành công, Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử, chính trị Việt Nam.

Bài làm:

Hồ Chí Minh là một nhà chính trị cách mạng đồng thời cũng là một nhà văn nhà thơ của dân tộc Việt Nam. Mỗi tác phẩm của người đều thể hiện một thái độ sống quan điểm chính trị rõ ràng, thể hiện tinh thần yêu nước thương dân sâu sắc.

Tuyên ngôn độc lập được chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1945 sau khi cách mạng tháng 8 của chúng ta thành công giành quyền làm chủ về tay nhân dân lao động, đánh đuổi phát xít Nhật ra khỏi bờ cõi nước nhà.

Tuyên ngôn độc lập là kết quả của nhiều thành tựu to lớn, khi ông cha ta đã hy sinh rất nhiều tính mạng, xương máu để giành quyền làm chủ đất nước.

Trong Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bài viết tác giả đã đi thẳng vào vấn đề nêu ra những căn cứ luận điểm pháp lý những lập luận chặt chẽ không ai có thể chối cãi được.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy dẫn chứng từ hai câu nói tuyên ngôn của Pháp và Mỹ. Tác giả muốn nhắc khéo hai đế quốc này rằng tại sao những gì họ ghi trong hiến pháp, tuyên ngôn của nước mình lại không thực hiện ở nước khác. Họ lại làm ngược lại với những gì họ viết đem sự áp bức bóc lột sang nước khác đàn áp.Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

 

7. Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập, mẫu số 7:

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép, giàu tính chiến đấu của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bài làm:

Mùa thu năm 1945, cả nước ta tưng bừng trong niềm sung sướng hân hoan. Cách mạng tháng Tám thành công đã rũ bỏ khỏi vai người dân Việt Nam những xiềng xích nô lệ và áp bức, đưa họ qua ngưỡng cửa tối tăm bước tới vùng sáng độc lập tự do. Sáng ngày 2/9, một buổi sáng trời trong với nắng vàng ấm áp, trước hàng triệu nhân dân trên quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, chính thức khai sinh một nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam tự do, độc lập và dân chủ. Bản tuyên ngôn được Hồ ChủTịch viết ra trong một tâm trạng vui sướng nhất. Bằng tất cả tâm hồn và trí tuệ, bằng những xúc cảm mãnh liệt, người đã truyền đến triệu trái tim nhân dận những rung động sâu xa và thấm thía, đồng thời tuyên bố một cách vững chắc và hào hùng với thế giới về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta.

Toàn văn bản tuyên ngôn không dài, chỉ gói trọn trong khoảng chưa đầy một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và súc tích. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liền mạch với nhau theo một bố cục chặt chẽ mạch lạc...

Xem bài mẫu chi tiết TẠI ĐÂY.

Cùng với bài Phân tích bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; Phân tích khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Phân tích đoạn trích bài thơ Việt Bắc; Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều; Phân tích nhân vật An Dương Vương.

https://9mobi.vn/phan-tich-ban-tuyen-ngon-doc-lap-cua-chu-tich-ho-chi-minh-25418n.aspx
 

Cách đổi mã vùng điện thoại TP. Hồ Chí Minh 08 thành 028 trên điện thoại
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện
Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
Instagram khôi phục lại Giphy, hình ảnh động
Phân tích Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam ngắn gọn, top bài hay nhất

HỎI ĐÁP

  • Từ khoá:
  • Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  • phân tích bản Tuyên ngôn độc lập
  • cảm nhận của em về bản tuyên ngôn độc lập
Sponsored ads

APPS LIÊN QUAN

Đọc nhiều

Mới cập nhật

Top

Copyright 2017 Powered by X-Media Minh Cuong J.S.C. All Rights Reserved.