Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện sẽ giúp các em học sinh đưa ra quan điểm, cái nhìn của mình về tác phẩm. Từ đó, có cơ hội để ôn tập, hiểu hơn về nội dung, nghệ thuật.
- Văn mẫu Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
- Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh
- Phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nghị luận về văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay
Một trong những cách để tìm hiểu cụ thể về một tác phẩm truyện, tác phẩm văn học là viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật về tác phẩm đó. Theo dõi bài viết sau để nắm được cách viết chi tiết.
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện
I. Dàn ý nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện
Để viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện hoàn chỉnh, đảm bảo đủ ý, rõ ràng thì bạn cần lập dàn ý chi tiết những vấn đề cần viết trước.
1. Dàn ý Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 - truyện ngắn "Chữ người tử tù" số 1
a. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm Chữ người tử tù, và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm này.
- Lý do lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá.
b. Thân bài:
* Tóm tắt nội dung chính của truyện:
Nói về cuộc gặp gỡ éo le của 2 nhân vật: Huân Cao và viên quản ngục. Trong đó, Huấn Cao là người tử tù dũng cảm, tài hoa. Viên quản ngục là người đại diện cho trật tự xã hội lúc bấy giờ, có lòng yêu, trân trọng cái đẹp.
* Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
Chủ đề truyện ngắn "Chữ người tử tù": Cái thiện có thể sinh ra từ cái xấu và cái ác nhưng không thể sống chung với cái xấu và cái ác.
* Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật
- Nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo: Cuộc gặp gỡ éo le giữa Huấn Cao và viên quản ngục.
+ Xây dựng nhân vật với hai tuyến đối lập: Huấn Cao - người tử tù dũng cảm, tài hoa và viên quản ngục - người đại diện cho trật tự xã hội đương thời có lòng yêu cái đẹp.
+ Ngôi kể thứ ba khiến người đọc nhìn nhận sự việc trong tác phẩm một cách khái quát.
+ Nhịp điệu câu văn, ngôn từ tạo không khí cổ xưa.
c. Kết bài: Tóm lược lại các nhận định đã nêu, khẳng định giá trị của tác phẩm.
2. Dàn ý Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên" số 2
a. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm, và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm này.
- Lý do lựa chọn tác phẩm này để phân tích, đánh giá; điều khiến bạn yêu thích tác phẩm.
b. Thân bài:
Tương tự như đối với tác phẩm Chữ người tử tử, với tác phẩm này, bạn cũng phải đảm bảo các nội dung gồm:
(1) Tóm tắt nội dung chính của truyện
(2) Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện
(3) Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật
* Tóm tắt nội dung chính: Truyện kể về chiến thắng của Ngô Tử Văn trước cái xấu, cái ác (Tử Văn đã vạch trần bộ mặt hồn ma tên tướng giặc, trả lại đền cho Thổ công, sau này, chàng được nhận chức Phán sự đền Tản Viên).
* Phân tích, đánh giá về chủ đề của truyện dựa trên cứ liệu dẫn ra từ tác phẩm.
Chủ đề "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên":
- Ca ngợi sự chính trực, thẳng thắn của con người.
- Lên án, tố cáo chế độ phong kiến đương thời với những tên tham quan.
- Bộc lộ ước mơ của người dân về một lẽ sống công bằng.
* Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo.
- Sử dụng yếu tố kì ảo đan xen yếu tố thực:
+ Nhân vật kì ảo: Hồn ma tên bại tướng phương Bắc, Diêm Vương, quỷ Dạ Xoa, Thổ Công.
+ Chi tiết kì ảo: Tử Văn chết đi sống lại; chàng nhận chức Phán sự đền Tản Viên.
+ Không gian kì ảo: Không gian nối liền âm dương.
- Ngôi kể thứ ba => Giúp người đọc có thể nhìn nhận câu chuyện một cách khái quát hơn.
- Sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh sinh động tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc.
c. Kết bài: Tóm lược các nhận định đã nêu trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm.
II. Bài văn mẫu nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện
1. Bài mẫu số 1
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật tác phẩm truyện "Chữ người tử tù".
Bài làm
Nguyễn Tuân là nhà văn "Suốt đời đi tìm cái đẹp". Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định rằng: "Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo. Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩa hình thức. Tài phải đi đôi với tâm. Ấy là "thiên lương" trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục". Trước cách mạng tháng Tám, những tác phẩm của ông "thoát li khỏi hiện thực, tìm về một thời vang bóng" với những thú vui hết sức tao nhã: thưởng trà, uống rượu,... một trong số đó là thú chơi chữ. Thú vui này được tái hiện trong "Chữ người tử tù" in trong tập "Vang bóng một thời".
Tác phẩm ban đầu có tên là "Dòng chữ cuối cùng" và được in trên "tạp chí Tao Đàn", khi xuất bản thành sách, Nguyễn Tuân mới đổi tên truyện ngắn thành "Chữ người tử tù". Chủ đề tác phẩm được Nguyễn Tuân đề cập là "Cái đẹp có thể sinh ra từ cái xấu, cái ác nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác".
.....(Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện lớp 10 hay nhất
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm cũng là một chủ đề rất hay, các em gặp phải đề văn này, có thể tham khảo tài liệu văn mẫu Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm sau để có thể làm bài dễ dàng và đạt điểm cao nhé.
2. Bài mẫu số 2
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật tác phẩm truyện "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên".
Bài làm
Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, quê ở Hải Dương, ông là "danh sĩ thời Lê Sơ". "Truyền kì mạn lục" do ông sáng tác đã đem lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Truyện được viết bằng chữ Hán gồm hai mươi truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Nguyễn Dữ đã ghi chép tản mạn những câu chuyện lạ trong dân gian thời Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ với sự gia công, sáng tạo. Nổi bật trong tập truyện này, ta có thể kể đến "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên". Tác phẩm thể hiện rõ sự ngợi ca và khát vọng công lí của nhân dân trong đời sống, đồng thời lên án xã hội phong kiến đương thời với những kẻ tham lam, tàn bạo.
Câu chuyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn với chiến thắng oanh liệt trước cái xấu, cái ác. Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, Lạng Giang, chàng nổi tiếng trong vùng với "tính cách cương trực, khảng khái". Ở nơi chàng sinh sống có một ngôi đền rất thiêng.
.....(Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
3. Bài mẫu số 3
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật tác phẩm truyện "Thần Trụ trời".
Bài làm
Truyện "Thần Trụ trời" thuộc nhóm thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, muôn loài hay còn gọi là thần thoại suy nguyên được tác giả Nguyễn Đổng Chi sưu tầm. Truyện được coi là tác phẩm có nét đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
"Thần Trụ trời" kể về thần Thần Trụ trời với sức mạnh phi thường đã phân chia bầu trời và mặt đất, dùng đất đá tạo nên núi, đảo,.. Qua đó, câu chuyện đã giải thích nguồn gốc của sự hình thành các sự vật trong tự nhiên một cách sáng tạo.
Mở đầu câu chuyện, tác giả dân gian mở ra không gian vũ trụ hoang sơ "một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo" và thời gian chưa được xác định rõ ràng "Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người".
.....(Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
4. Bài mẫu số 4
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật tác phẩm truyện "Cây khế".
Bài làm
Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện "Cây khế". Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian nước nhà.
Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. . Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc.
.....(Còn nữa)
>> Xem bài mẫu đầy đủ TẠI ĐÂY
https://9mobi.vn/viet-van-ban-nghi-luan-phan-tich-danh-gia-chu-de-nhung-net-dac-sac-ve-hinh-thuc-nghe-thuat-mot-tac-pham-truyen-31989n.aspx
Trên đây là một số hướng dẫn, bài mẫu giúp bạn viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật một tác phẩm truyện đúng chuẩn yêu cầu. Hy vọng trên cơ sở đó, bạn sẽ tự đưa ra được ý kiến, đánh giá về hình thức nghệ thuật của các tác phẩm khác.