Trải qua nhiều lần trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn cũng như chấm thi, tôi thấy nhiều em còn bỡ ngỡ với kỳ thi, làm bài không tốt, để các em thi tốt hơn, nắm vững kiến thức, bên cạnh việc soạn văn lớp 12 trước, tôi xin chia sẻ các phương pháp ôn tập môn Ngữ Văn trong kỳ thi Quốc gia tới.
- Xem điểm thi THPT quốc gia, điểm thi đại học 2015
- Cách tạo tài khoản Duolingo học tiếng Anh
- Cách tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2018 trên điện thoại
- Học Ôn thi lý thuyết lái xe ô tô trên Android
- Soạn văn giúp học sinh chủ động hơn trong học tập
Kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn thường yêu cầu các thí sinh tham gia viết phải đủ ý chính, ngắn gọn, xúc tích, cách diễn đạt mạch lạc, theo cấu trúc và có hệ thống logic ở trong bài năm. Để đáp ứng điều đó, các thí sinh nên áp dụng phương pháp ôn luyện THPT Quốc gia môn Ngữ văn sau đây.
Ngoài việc Soạn văn lớp 12 đối với các học sinh lớp 12 để nắm chắc kiến thức hơn khi làm bài thì các em học sinh cần phải củng cố cách làm bài với phương pháp ôn luyện dưới đây.
Đề thi văn trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn gồm có 3 phần, mỗi phần sẽ có cách ôn luyện khác nhau:
1. Phần đọc - hiểu
Khi các thí sinh đã nắm vững kiến thức và nội dung của mỗi bài học khi Soạn văn lớp 10, soạn Văn lớp 11, soạn Văn lớp 12 và tiếp thu bài giảng của giáo viên ở trên lớp sẽ giúp các em trả lời lưu loát được câu 1 cho tới câu 3. Còn câu số 4 ở phần này thì bạn nên trả lời cô đọng, xúc tích nhưng vẫn đủ 3 ý cần có trong bài như nhận thức, thái độ, hành động.
Phương pháp ôn luyện THPT Quốc gia môn Ngữ văn
Trước khi làm, thí sinh có thể vẽ sơ đồ, sau đó triển khai ý theo sơ đồ đó để bài văn thật ngắn gọn, viết rõ ý và đảm bảo có đầy đủ các ý ở trong bài mà bài đưa ra.
2. Phần nghị luận xã hội
Đối với phần nghị luận xã hội thì các em chỉ cần làm bài với độ dài khoảng 200 chữ, ngắn gọn, đủ ý cũng như đảm bảo không trùng lặp nội dung.
Ở trong phần này sẽ có 4 câu hỏi. Mỗi câu hỏi sẽ yêu cầu thí sinh giải thích, đưa ra dẫn chứng, phân tích và liên hệ với bản thân. Khi trả lời đủ ý cho các câu hỏi trên thì các em sẽ đạt điểm cao ở trong phần này.
Đối với phần đọc hiểu và phần nghị luận xã hội, các em không cần học thuộc, chỉ cần dựa vào sự tư duy sáng tạo để phát triển ý trả lời các câu hỏi mà bài thi đề ra.
3. Phần nghị luận văn học
Với phần văn nghị luận văn học, các em cần phải đọc kỹ câu hỏi trước khi làm bài. Có rất nhiều trường hợp chú trọng tới việc giải thích và phân tích nội dung mà lại quên mất việc đưa ra dẫn chứng cụ thể khiến cho bài làm không được điểm cao.
Làm văn nghị luận cần đọc kỹ yêu cầu đề bài, bám sát vào câu hỏi để làm
Khi dùng phương pháp sơ đồ, bài thi có thể yêu cầu viết và triển khai bài đó khoảng 200 chữ hoặc 6000 chữ. Tuy mức độ dài ngắn khác nhau nhưng vẫn có chung cách học. Đối với bài thi yêu cầu viết ngắn thì các em chỉ cần diễn đạt đủ ý, không trùng lặp mà không cần phải đưa ra dẫn chứng, diễn giải một cách chi tiết là các em đã đạt điểm cao ở phần này. Còn với bài văn yêu cầu viết dài thì các em dựa vào khung sườn để triển khai ý, bám sát vào gợi ý để viết bài văn có bố cục hợp lý và hoàn chỉnh nhất.
https://9mobi.vn/phuong-phap-on-luyen-thpt-quoc-gia-mon-ngu-van-22313n.aspx
Trên đây là các phương pháp ôn luyện THPT Quốc gia môn Ngữ Văn, bên cạnh đó, các em cần hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học được bằng việc xem lại bài giảng của giáo viên, tài liệu soạn Văn lớp 12, làm và ôn tập các dạng bài nâng cao, mở rộng … chú ý tới các chi tiết dẫn chứng để đạt kết quả cao trong kỳ thi nhé. Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.