Nối tiếp các thế hệ mạng di động 3G và 4G, thế hệ mạng di động thứ 5 - 5G hiện đang được đưa vào thử nghiệm ở một số thành phố và quốc gia trên thế giới, bài viết dưới đây 9mobi.vn sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật về mạng 5G, thế hệ mạng di động thứ 5.
- Cách nhận 5GB miễn phí khi cài Bluezone
- Tất tần tật về Android P, các tính năng và thiết bị hỗ trợ
- Mở khoá iphone và những điều cần biết
- Microsoft Defender bổ sung tính năng bảo vệ mạng di động cho các thiết bị Android và iOS
- Windows Phone 8.1 - Tính năng truy cập nhanh vào cài đặt mạng di động (Quick Launcher)
Mạng di động 5G hiện đang được vào triển khai và thử nghiệm tại một số thành phố và một số quốc gia, dự kiến sẽ được triển khai chính thức trên toàn thế giới vào năm 2020. Để tìm hiểu mạng 5G là gì, bạn đọc cùng tham khảo bài viết Tất tần tật về mạng 5G, thế hệ mạng di động thứ 5 dưới đây của 9mobi.vn.
Tất tần tật về mạng 5G, thế hệ mạng di động thứ 5
Mạng 5G là gì?
Mạng 5G là thế hệ mạng di động thứ 5, cung cấp tốc độ nhanh hơn và kết nối đáng tin cậy hơn trên các thiết bị di động và các thiết bị khác.
Kết hợp công nghệ mạng tiên tiến và các nghiên cứu mới nhất, mạng 5G sẽ cung cấp các kết nối nhanh hơn nhiều so với các kết nối hiện tại, với tốc độ tải xuống trung bình khoảng 1GB/giây hứa hẹn sẽ sớm trở thành thế hệ mạng chuẩn.
Bên cạnh đó mạng 5G hứa hẹn giúp tăng cường công nghệ Internet of Things, cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để mang lượng dữ liệu khổng lồ, cho phép các thiết bị smartphone kết nối dễ dàng hơn.
Cùng với sự phát triển, dự kiến mạng 5G sẽ ra mắt trên toàn thế giới vào năm 2020, hoạt động cùng công nghệ 3G và 4G hiện tại nhằm cung cấp các kết nối nhanh hơn, cho phép người dùng có thể online, trực tuyến bất kỳ lúc nào, bất kể họ đang ở đâu.
Mạng 5G hoạt động như thế nào?
Không giống như LTE, 5G hoạt động trên 3 băng tần khác nhau. Mặc dù điều này không quan trọng, xong nó sẽ tác động lớn đến việc sử dụng của bạn hàng ngày.
- Phổ băng tần thấp còn được gọi là sub-spectrum 1GHz. Nó chủ yếu là dải phổ được các nhà mạng ở Hoa Kỳ sử dụng thay thế cho LTE và nhanh chóng bị cạn kiệt. Mặc dù phổ băng tần thấp cung cấp vùng phủ sóng và độ xuyên thấu lớn, tuy nhiên nhược điểm lớn của nó là tốc độ dữ liệu cao nhất chỉ đạt khoảng 100Mb/giây.
Khi nói đến phổ băng tần thấp không thể không nhắc đến T-Mobile, nhà mạng viễn thông lớn thứ 3 của Mỹ sử dụng phổ tần số 600MHz mà hãng giành được trong cuộc đấu giá của FCC năm 2017 để phát sóng 5G.
- Phổ băng tần tầm trung: cung cấp phủ sóng nhanh hơn và độ trễ mức hơn so với phổ băng tần thấp, tốc độ dữ liệu tối đa lên đến 1Gb/giây.
Sprint tập trung vào phổ băng tần tầm trung không được sử dụng ở Mỹ. Nhà mạng đang sử dụng công nghệ Massive MIMO để cải thiện vùng thâm nhập và vùng phủ súng trên dải băng tần giữa, sử dụng nhiều ăng-ten phát sóng và thu sóng để đạt được hiệu năng cao nhất, điều này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi số lượng người dùng ngày càng tăng cao.
Ngoài ra Sprint cũng sử dụng Beamforming để cải thiện dịch vụ 5G trên băng tần giữa. Beamforming gửi một tín hiệu tập trung duy nhất đến từng người dùng trong tế bào và các hệ thống sử dụng nó sẽ giám sát từng người dùng để đảm bảo rằng họ sử dụng tín hiệu nhất quán.
- Phổ băng tần cao hay còn được gọi là mmWave. Phổ băng tần cao có thể cung cấp tốc độ tối đa lên đến 10 Gb/giây với độ trễ rất thấp. Tuy nhiên điểm hạn chế của phổ băng tần cao là vùng phủ sóng thấp và khả năng thâm nhập các toàn nhà cao tầng kém.
Cả AT & T và Verizon đều đang triển khai phổ băng tần cao. Vùng phủ sóng 5G cho cả 2 nhà mạng sẽ mang theo cả LTE khi họ xây dựng các mạng lưới toàn quốc. Vì phổ tần cao đòi hỏi sự thâm nhập và vùng người dùng cho vùng phủ sóng và tốc độ cao nên chúng sẽ dựa vào các tế bào nhỏ.
Các tế bào nhỏ là các trạm cơ sở năng lượng thấp bao phủ các khu vực địa lý nhỏ. Với các tế bào nhỏ, các nhà mạng sử dụng mmWave cho 5G có thể cải thiện tổng thể vùng phủ sóng. Kết hợp với Beamforming, các tế bào nhỏ có thể cung cấp vùng phủ sóng cực kỳ nhanh với độ trễ thấp.
Sử dụng mạng 5G trong lĩnh vực gì?
- Cải thiện băng thông rộng: Việc chuyển sang sử dụng mạng 5G chắc chắn sẽ thay đổi cách mà chúng ta tương tác với công nghệ hàng ngày. Hơn nữa mạng 5G cũng rất cần thiết nếu chúng ta muốn sử dụng băng thông di động rộng.
Ở nhiều khu vực, thành phổ lớn, các nhà mạng đang hết dung lượng LTE. 5G bổ sung một lượng phổ tần lớn trong các băng tần chưa được sử dụng cho lưu lượng băng thông rộng thương mại.
- Cơ sở hạ tầng và an toàn công cộng: 5G cung cấp giải pháp cho các thành phố và khu vực hoạt động hiệu quả hơn. Các công ty tiện ích có thể dễ dàng theo dõi việc sử dụng từ xa, các cảm biến có thể thông báo cho các bộ phận công trình công cộng khi thoát nước lũ hoặc tắt đèn đường, ngoài ra các khu vực thành phố có thể lắp đặt camera giám sát nhanh chóng và không tốn kém.
- Điều khiển thiết bị từ xa: Vì độ trễ mạng 5G thấp đáng kể, việc điều khiển từ xa các thiết bị, máy móc hạng nặng sẽ dễ dàng hơn. Mặc dù mục đích chính là giảm rủi ro trong môi trường nguy hiểm, nhưng nó cũng cho phép các kỹ thuật viên có kỹ năng chuyên môn có thể kiểm soát máy móc ở bất kỳ nơi nào trên toàn thế giới.
- Chăm sóc sức khỏe: Thành phần Ultra-reliable low latency communications (URLLC) của mạng 5G có thể thay đổi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì URLLC giảm độ trễ 5G, thậm chí là giảm nhiều hơn những gì bạn sẽ thấy với băng thông rộng di động. Như vậy chúng ta có thể hy vọng việc cải thiện điều trị từ xa, phục hồi từ xa và vật lý trị liệu thông qua AR, phẫu thuật chính xác và thậm chí phẫu thuật từ xa trong những năm tới.
- IoT: Một trong những khía cạnh thú vị và quan trọng nhất của mạng 5G là hiệu ứng của nó trên Internet of Things. Mặc dù hiện tại các cảm biến có thể giao tiếp với nhau, nhưng chúng có xu hướng đòi hỏi nhiều tài nguyên và nhanh chóng làm cạn kiệt dung lượng dữ liệu LTE.
Với tốc độ và độ trễ thấp của mạng 5G, IoT sẽ được cung cấp năng lượng bằng cách liên lạc giữa các cảm biến và thiết bị thông minh (ở đây là mMTC). So với các thiết bị thông minh hiện tại trên thị trường, các thiết bị mMTC sẽ cần ít tài nguyên hơn, vì số lượng lớn các thiết bị này có thể kết nối với một trạm duy nhất.
https://9mobi.vn/tat-tan-tat-ve-mang-5g-the-he-mang-di-dong-thu-5-24450n.aspx
Trên đây 9mobi.vn vừa giới thiệu cho bạn tất tần tật về mạng 5G, thế hệ mạng di động thứ 5. Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé, như mạng 4G là gì chẳng hạn, các bạn tham khảo bài viết các câu hỏi về mạng 4G tại đây để nhận được các giải đáp cho mình.